LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị ở châu Á diễn ra mạnh, hãy cho biết các ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia ở châu lục này

làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị ở chaia á diễn ra mạnh hãy cho biết các ảnh hưởng đến ptriển kinh tế và xã hội của các quốc gia ở châi lục này
1 trả lời
Hỏi chi tiết
73
0
0
vĩnh trần
08/12/2022 09:12:02

Trong thập niên vừa qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra sự tăng trưởng mạnh mẽ về dân cư ở các vùng thành thị. Đồng thời, lối sống đô thị ngày càng được định hình rõ nét. Đặc điểm nhân khẩu học của dân cư thành thị khác biệt đáng kể so với dân cư nông thôn, như: quy mô gia đình ở thành thị nhỏ hơn; người dân thành thị kết hôn muộn hơn và có ít con hơn. Dân cư thành thị cũng có nhiều lợi thế so với dân cư nông thôn trong quá trình phát triển: điều kiện nhà ở tốt hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận với tiện nghi cuộc sống như điện lưới, nước hợp vệ sinh và điều kiện học tập cũng như được làm việc trong môi trường đòi hỏi được đào tạo chuyên môn. Những lợi thế này thể hiện rõ nét tại những địa bàn có mức độ đô thị hóa cao. Điều này càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của các thành phố lớn và thúc đẩy sự tăng trưởng dân số mạnh mẽ ở các khu vực này.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Năm 1986 tỷ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam chiếm khoảng 19%, thì đến năm 2013 tỷ lệ này đạt gần 34%. Năm 2019, dân số thành phố Hà Nội khoảng 8 triệu dân; TP. Hồ Chí Minh hơn 10 triệu dân, thuộc diện các thành phố lớn nhất của khu vực1. Với tốc độ phát triển đô thị hóa và dân số thành thị gia tăng như hiện nay, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, như: thiếu việc làm; thiếu hụt nhà ở; ô nhiễm môi trường… Điều đó đòi hỏi cần có sự quan tâm lớn hơn đến vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015, 13,6% tổng dân số là người di cư, trong đó, người di cư trong nhóm tuổi từ 19-59 tuổi chiếm 17,3%. Di cư chủ yếu vì lý do học tập và lao động nên phần lớn người di cư có độ tuổi 15-39 tuổi, chiếm tỷ lệ 84% so với tổng số người di cư. Những vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi có tỷ lệ người di cư đến rất cao, ví dụ: vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ người di cư đang làm việc cao nhất nước (87,8%); đồng bằng sông Hồng (81%)… Hiện tượng “nữ hóa” di cư đang gia tăng, với 52,4% người di cư là nữ2.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tại Việt Nam từ năm 1994 – 2009 có tới 6,6 triệu người di dân trong và ngoài tỉnh. Trong khi đó, theo kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 có 4,5 triệu người di dân. Vậy sau khoảng 10 năm đã tăng thêm 2,1 triệu người di dân3.

Báo cáo trích dẫn kết quả cuộc điều tra Tiếp cận nguồn lực nông thôn (VARHS) tại 12 tỉnh trong giai đoạn 2012-2014 cho thấy, xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị diễn ra rất nhanh. Khoảng 20% số hộ điều tra cho biết, có ít nhất 1 thành viên di cư và 48% số đó ra đi tìm việc làm (những người khác đi học, đoàn tụ gia đình, thực hiện nghĩa vụ quân sự).

Tại một số tỉnh, tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất một người di cư (vĩnh viễn hoặc tạm thời) cao hơn hẳn các tỉnh khác. Ví dụ: Nghệ An là 47%, Quảng Nam, Đắc Lắc, Lâm Đồng là 27- 28%. Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác, 47% số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh và 10% ra nước ngoài, tăng nhiều so với tỷ lệ 1% năm 20124.

Yếu tố ảnh hưởng tới di dân từ nông thôn ra thành thị

Thứ nhất, nhu cầu việc làm. Di dân lên thành phố là một hiện tượng kinh tế – xã hội mang tính quy luật, là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường nhưng cũng là biểu hiện của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền của đất nước. Trước đây, vấn đề di dân lên thành phố chịu sự chi phối mạnh mẽ của chế độ tuyển dụng lao động theo kế hoạch, quản lý lao động theo hộ khẩu.

Với điều kiện kinh tế – xã hội hiện tại, di cư là tất yếu, trong đó di cư nội địa có những đóng góp quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Với việc đáp ứng phần lớn nhu cầu việc làm do phát triển khu công nghiệp, đầu tư trực tiếp và chuyển một phần tiền thu nhập về những khu vực nghèo hơn ở Việt Nam, di cư đã tạo ra cơ hội đáng kể cho sự phát triển đồng đều hơn và rộng rãi hơn, góp phần giảm sự chênh lệch giữa các vùng miền (UNDP, 2012). Người di cư ra thành phố chủ yếu đến các khu công nghiệp để tìm việc làm, xu hướng này bắt nguồn từ quá trình đô thị hóa và sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, làm giảm đáng kể diện tích đất đai sản xuấtnông nghiệp.

Ngoài ra, quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, xóa bỏ quy định giới hạn phát triển của nền kinh tế tư nhân là những yếu tố hàng đầu thúc đẩy người lao động di cư hiện nay. Bình quân mỗi năm TP. Hồ Chí Minh tăng thêm khoảng 200.000 dân có đăng ký chính thức (từ năm 2012-2016 tăng 850.000 dân), trong đó 2/3 là dân nhập cư từ nơi khác đến. Dự báo đến năm 2025 dân số sẽ lên hơn 12 triệu dân (không kể khách vãng lai) và 20 năm sau đó có thể lên đến 17 triệu dân.

Điều tra di dân tự do tìm việc làm vào TP. Hồ Chí Minh cho thấy, đa số người nhập cư tìm được việc làm sau khi vào thành phố tháng đầu hoặc đã có việc từ khi ở nhà. Nhưng học vấn của những lao động này rất thấp, chưa qua đào tạo nghề (học vấn cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tương ứng tỷ lệ có việc làm là 70%, 60% và 58%). Như vậy, họ nhập cư vào thành phố để làm những công việc lao động chân tay, giản đơn và nhu cầu lao động loại này của thành phố cũng rất lớn. Ngoài ra, số lượng người vãng lai và lao động thời vụ ở TP. Hồ Chí Minh cũng không nhỏ, dao động từ 1-2 triệu người5.

Thứ hai, cơ chế quản lý của nhà nước. Nhà nước ban hành hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô hướng vào thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các chính sách này tác động mạnh đến quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, qua đó, tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động, tạo sức hút hấp dẫn lao động di cư tới thành phố. Các chính sách khác như: chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và FDI; chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh; chính sách đất đai, tín dụng và thuế; chính sách khuyến khích phát triển ngành, nghề nông thôn; chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo và dạy nghề là các chính sách vĩ mô tác động vào tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và tăng tổng cầu lao động phi nông nghiệp để tạo nhu cầu thúc đẩy thu hút lao động tới đô thị6.

Thứ ba, di dân vì nhu cầu thay đổi cuộc sống. Một bộ phận dân cư nông thôn di dân lên thành phố chủ yếu muốn thay đổi số phận và cuộc sống của mình. Không muốn khép mình dưới những lũy tre làng với những điều kiện khắt khe về hương ước của làng. Một số người dân mong muốn thoát khỏi sự ràng buộc, tìm đến đô thị, nơi có cuộc sống văn minh, hiện đại hơn với cơ ở hạ tầng kỹ thuật tốt hơn để học tập và phát triển… Nhóm này thuộc nhóm người di dân “dịch cư”, họ làm việc tại thành phố và định cư lâu dài. Đối với nhóm di dân này, họ không làm ảnh hưởng nhiều đến vấn đề nhà ở của đô thị, họ tự lo được nhà ở và một số sử dụng nhà ở xã hội do Nhà nước cung cấp.

Thách thức đặt ra cho việc phát triển kinh tế – xã hội tại các đô thị lớn

Lao động di cư thường gặp khó khăn về tiếp cận các dịch vụ xã hội, có 90% lao động di cư gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội công, 70% không tiếp cận được các dịch vụ y tế công và chỉ có 44% có bảo hiểm y tế và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Tỷ lệ người lao động di cư có bảo hiểm y tế thấp một phần do nhận thức, một phần do gặp khó khăn về hộ khẩu và thủ tục phức tạp nên khó khăn khi mua. Nhóm lao động này thường tập trung trong khu vực phi chính thức, làm các công việc như thu gom rác, bán hàng rong, giúp việc trong gia đình hoặc các cơ sở dịch vụ nhỏ lẻ… Họ không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm y tế để hỗ trợ giảm thiểu những rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…

Bên cạnh đó, hầu hết lao động phi chính thức thường không có bảo hiểm xã hội chiếm 97,9% và chỉ có 0,2% được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại 1,9% đóng bảo hiểm xã hộitự nguyện, điều này dễ dẫn đến tình trạng người lao động không có cơ hội thụ hưởng những chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, nhất là khi hết độ tuổi lao động. Các nhóm di dân này đang trong độ tuổi lao động và chủ yếu là phụ nữ di dân vì lý do kinh tế. Với số lượng di dân đông và phức tạp về thành phần xã hội về giới, về trình độ lao động… sẽ làm cho việc giải quyết nhà ở tại các đô thị thêm gánh nặng và phức tạp hơn, trong đó có thành phố Hà Nội.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến nay, thành phố Hà Nội đã phê duyệt đầu tư và xây dựng được khoảng 13.000 căn hộ phục vụ cho người thu nhập thấp, trong khi nhu cầu thực của người di dân Hà Nội lên tới 100.000 căn hộ. Diện tích căn hộ mới đáp ứng chưa đến 5m2/sàn người, mong muốn bảo đảm 8m2/người7. Như vậy, nhu cầu về nhà ở bao giờ cũng vượt qua cung rất nhiều nên vấn đề thiếu nhà ở cho người nghèo đô thị đang là một trong những yếu tố làm cho thành phố Hà Nội phát triển kém bền vững. Mặt khác, do dân số đô thị tăng nhanh, nhóm người thu nhập thấp ngày càng tăng cao đã làm giảm diện tích bình quân nhà ở xã hội xuống thấp. Bên cạnh đó, nhiều khu nhà ở xã hội do đã hư hỏng, xuống cấp, không còn an toàn cho người sử dụng.

Đối với người di dân từ nông thôn lên đô thị tìm kiếm làm việc thì vấn đề nhà ở càng khó khăn hơn. Hiện chưa có những chính sách giải quyết nhà ở cho đối tượng này, họ đang phải tá túc vỉa hè, công viên, gầm cầu, khu vực chứa rác thải thành phố hoặc phải thuê nhà ở trọ tại các khu nhà ổ chuột tồi tàn, tạm bợ với giá cao hơn nhiều so với mức thu nhập của họ. Do việc làm và mức thu nhập bấp bênh, không ổn định nên người di dân phải thuê nhà theo ngày và tập trung hàng chục người ở trong một không gian chật hẹp, vừa ăn, ở sinh hoạt trong cùng một không gian. Các khu ở trọ này về vấn đề an ninh trật tự không được bảo đảm, chất lượng môi trường sống kém, chất thải khí và các chất độc hại khác đang làm cho chất lượng cuộc sống của người di dân ngày một tồi tệ hơn, nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm ngày càng gia tăng.

Mối quan hệ giữa di cư và phát triển là tương đối phức tạp. Trong khi di cư có đóng góp tích cực cho bản thân người di cư và sự phát triển của nơi đến, di cư cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách kinh tế – xã hội giữa nơi đến và nơi đi, giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng. Các khu vực nông thôn và các vùng xuất cư chủ yếu như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long chịu nhiều thiệt thòi hơn trong khi khu vực thành thị, đặc biệt các tỉnh, thành phố lớn và các vùng nhập cư chủ yếu như vùng Đông Nam Bộ được lợi từ những người di cư trẻ tuổi, thường là những người có vốn xã hội tốt hơn. Các kế hoạch và chính sách phát triển vùng và quốc gia cần tính đến những biện pháp để bảo đảm đóng góp tốt nhất của di cư tới phát triển. Nếu không có những chính sách phù hợp, phần lớn những người di cư sẽ phải đối mặt với thực trạng là chuyển nghèo khó từ nơi này sang nơi khác, xuất hiện những “lệch pha” về văn hóa và lối sống, dẫn đến những hệ lụy mang tính xã hội.

Một số giải pháp cần thực hiện.

(1) Phát triển đô thị vệ tinh: trên thế giới, đô thị vệ tinh ra đời sau khi thành phố trung tâm phát triển đến mức tới hạn và trở nên bế tắc, khó phát triển thêm được nữa. Thành phố vệ tinh về bản chất trông chờ vào sự phân công chức năng và việc làm của thành phố trung tâm đã trưởng thành để có thể nuôi sống bản thân nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cùng một lúc chúng ta vừa mở rộng thành phố trung tâm, vừa phát triển các đô thị vệ tinh, vừa liên kết vùng đô thị, các nhiệm vụ này đặt ra cùng lúc đã trở thành gánh nặng cho khai thác nguồn lực phát triển, do đó, cần giãn dân ra ngoại vi, tăng cường hạ tầng và giao thông công cộng, xác định rõ các nền kinh tế chủ đạo và nhường bớt các chức năng cho các thành phố lân cận.

(2)  Đầu tư cơ sở hạ tầng toàn diện cho các tỉnh và tính toán lại cơ cấu kinh tế của các vùng. Đối với các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… nên hạn chế phát triển các ngành, nghề thu hút nhiều lao động phổ thông, ít đầu tư chất xám và giá trị gia tăng không cao. Chỉ phát triển những ngành công nghệ cao, cần nhiều chất xám để thu hút nhân lực trình độ cao với số lượng không nhiều như lao động phổ thông. Như vậy, mức độ tăng dân số cơ học sẽ vừa phải, cơ sở vật chất, xã hội của các thành phố không bị quá tải và hạn chế được nhiều vấn đề xã hội kèm theo.

Để các doanh nghiệp trụ được tại các tỉnh để thu hút lao động thì Nhà nước cần chú ý đầu tư hạ tầng hoàn thiện như: đường, bến cảng, nhà ga cả trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và bên ngoài; đồng thời, phát triển tại chỗ cơ sở vật chất phục vụ người dân như: bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại… và các tiện nghi khác để người dân không phải di cư về các thành phố lớn.

(3) Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm khuyến khích những người di dân từ nông thôn lên đô thị tránh những xung đột xã hội, giảm tải các vấn đề phức tạp về nhà ở và xã hội cho đô thị. Cần có chính sách hỗ trợ để người nông dân có thể quay trở về nông thôn sinh sống. Nhà nước cần tăng cường chính sách chăm lo đời sống tại các vùng nông thôn, tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương VII (khóa X) nhất là vấn đề xây dựng nhà ở nông thôn mới. Quản lý chặt chẽ đất đai sản xuất, hạn chế tối đa việc xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp trên vùng đất có khả năng trồng trọt, canh tác tốt…

Chú thích:
1. https://nhandan.com.vn
2. http://ncif.gov.vn
3. http://moc.gov.vn
4. Di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng mạnh. htps://www.thesaigontimes.vn
5. Dòng di cư từ nông thôn đổ về đô thị lớn gây áp lực quá tải. https://tuoitre.vn
6. https://danangtimes.vn
7. Di dân và vấn đề nhà ở di dân tại thành phố Hà Nội – thực trạng và giải pháp. https://moc.gov.vn.
Tài liệu tham khảo:
1. ADB (2006). Nghiên cứu về phân đoạn thị trường lao động và chính sách giảm nghèo.
2. Đặng Nguyên Anh (2009). Di dân và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách. Tài liệu hội thảo về Di dân, phát triển và giảm nghèo.
3. Lê Xuân Bá và Lưu Đức Khải (2009). Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
4. Bộ Kế hoạch và đầu tư. Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam – thực trạng, xu hướng và những khác biệt, 2011.
5. Hà Việt Hùng. “Tính tuyển chọn của di dân với xu hướng di dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Xây dựng khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu di dân của dân tộc thiểu số, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2018.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư