Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Nghiên cứu một truyện cổ dân gian
* Chuẩn bị:
- Rà soát hồ sơ tài liệu để kiểm tra lại các văn bản tác phẩm đã tìm được, đánh dấu những phần cần trích dẫn.
– Soát lại từng tài liệu tham khảo cụ thể, đánh dấu vào những đoạn cần phát triển, trao đổi hoặc trích dẫn.
- Diễn đạt thật chính xác tên đề tài.
* Tìm ý, lập đề cương:
Tìm ý
Để tìm ý cho báo cáo nghiên cứu về một truyện cổ dân gian, bạn cần đặt ra một số câu hỏi sau:
- Vì sao truyện này được chọn để nghiên cứu?
- Truyện được lấy từ nguồn nào (từ một tuyển tập truyện Cổ dân gian đã được in, từ internet, được nghe ai đó kể lại,...)?
- Có thể tìm thấy bao nhiêu bản kể của truyện này (cùng một truyện cổ dân gian có thể có nhiều bản kể khác nhau về chi tiết, lời kể,...)
- Có gì khác biệt giữa các bản kế? Vì sao bản kề này lại được chọn để nghiên cứu?
- Truyện thuộc thể loại nào (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,...)? Những dấu hiệu nào trong truyện thể hiện đặc trưng của thể loại đó?
- Truyện đã được nghiên cứu, đánh giá như thế nào? Có những nhận định gì đáng chú ý?
- Câu chuyện đã diễn biến như thế nào? Những chi tiết, sự kiện nào cần đặc biệt chú ý?
- Nhân vật chính trong truyện là ai? Thuộc kiểu nhân vật nào?
- Tác giả dân gian muốn nói lên điều gì qua việc kể về hành động, phẩm chất, số phận của nhân vật?
- Các nhân vật khác trong truyện là người như thế nào? Nhân vật nào đáng chú ý? Vì sao?
- Truyện có nét đặc sắc gì về phương diện nghệ thuật?
- Những truyện nào có thể xếp cùng loại với truyện được chọn nghiên cứu? Sự gần gũi và khác biệt giữa các truyện cùng loại này nói lên điều gì?
- Truyện có được “tái sinh" trong sân khấu, phim ảnh, văn học,... hiện nay không? Biểu hiện cụ thể của sự tái sinh” đó là gì? Hiện tượng truyện được tái sinh” nói lên điều gì?
Lập đề cương
Dựa vào các tài liệu đã chuẩn bị và các ý đã tìm được ở phần trên, bạn hãy lập đề cương chi tiết cho các phần của bài nghiên cứu về truyện Cổ dân gian:
- Đặt vấn đề:
+ Nêu lí do chọn tác phẩm.
+ Trình bày xuất xứ của tác phẩm.
- Giải quyết vấn đề:
+ Chọn lọc, sắp xếp và triển khai các ý đã tìm được thành hệ thống luận điểm.
+ Tập hợp, so sánh các bản kể.
+ Trình bày những nhận định đã có của giới nghiên cứu (nếu có).
+ Phân tích tác phẩm.
+ Nhận xét, đánh giá sức sống của tác phẩm trong đời sống hiện đại.
- Kết luận:
+ Khẳng định ý nghĩa của truyện Cổ.
+ Nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Tài liệu tham khảo:
Nêu danh mục những tài liệu đã được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu hoặc được trích dẫn (chú ý sắp xếp đúng quy cách, theo yêu cầu của một sản phẩm nghiên cứu khoa học).
* Viết:
- Triển khai các ý đã hình thành ở đề cương thành những đoạn văn, sắp xếp các đoạn văn theo trình tự hợp lí và liên kết thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh.
- Chọn cách diễn đạt chính xác, phù hợp với văn phong khoa học.
- Sắp xếp các sơ đồ, tranh ảnh minh họa đã chuẩn bị vào đúng vị trí, phù hợp với nội dung từng phần viết.
- Liệt kê các tài liệu tham khảo.
- Đưa các phụ lục vào cuối bài (nếu có).
* Chỉnh sửa, hoàn thiện:
Đối chiếu với đề cương đã xây dựng, tự rà soát bài viết theo các tiêu chí sau:
- Đảm bảo trình bày rõ những ý kiến, phát hiện về truyện Cổ dân gian.
- Tuân thủ những quy định về trích dẫn và chú thích nguồn tài liệu.
- Đảm bảo dùng từ, đặt câu chính xác và viết đúng chính tả.
b. Nghiên cứu một bài hoặc một chùm ca dao
* Chuẩn bị
- Soát lại hồ sơ tài liệu để hình dung tổng thể về thông tin thu thập được.
- Kiểm tra lại văn bản tác phẩm.
- Xác định những tài liệu cần được trích dẫn, diễn giải hay lược thuật.
* Tìm ý, lập đề cương
Tìm ý
Để tìm ý cho báo cáo nghiên cứu về một bài hoặc một chùm bài ca dao, có thể đặt một số câu hỏi sau:
- Bài, chùm bài ca dao được chọn nghiên cứu có vị trí như thế nào trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa? Có thể xếp chúng vào loại nào? (theo các tiêu chí: chủ đề, đặc điểm hình tượng, kết cấu ngôn từ…)
- Đã có những nghiên cứu nào đáng chú ý về bài, chùm bài ca dao ấy? Những phương diện giá trị nào của chúng ta đã được tìm hiểu sâu, những phương diện vào có giá trị cần được tiếp tục nghiên cứu.?
- Có thể hình dung như thế nào về hoàn cảnh diễn xướng của bài, chùm bài ca dao này? Nếu không đặt bối cảnh diễn xướng, việc đánh giá về bài, chùm bài ca dao sẽ gặp khó khăn gì?
- Nhân vật trữ tình trong bài, chùm bài ca dao có gì đặc biệt.
- Thời gian, không gian trong bài, chùm bài ca dao có gì đặc biệt.
- Những đặc trưng nghệ thuật nào của thể loại ca dao được in dậm dấu ấn ở bài, chùm bài ca dao này?
Lập đề cương
Dựa vào các tài liệu đã chuẩn bị và đã tìm được ở phần trên, lập đề cương chi tiết cho các phần của bài nghiên cứu tác phẩm ca dao:
Đặt vấn đề:
- Nêu lí do chọn bài ca dao
- Trình bày xuất xứ của bài ca dao.
Giải quyết vấn đề:
- Giới thiệu các dị bản, chỉ ra những điểm khác biệt, giải thích lí do.
- Trình bày ý kiến của giới nghiên cứu.
- Trình bày ý kiến của bạn khi phân tích bài ca dao đề bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ hoặc bổ sung…
- Nhận xét, đánh giá.
Kết luận:
- Khẳng định ý nghĩa của bài ca dao.
- Nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo:
Nêu danh mục những tài liệu đã được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu hoặc được trích dẫn.
* Viết:
- Triển khai các ý đã được hình thành ở đề cương những đoạn văn, sắp xếp các đoạn theo trình tự và liên kết thành bài.
- Chọn cách diễn đạt phù hợp.
- Sắp xếp các sơ đồ, tranh minh họa theo đúng vị trí, phù hợp với nội dung từng phần viết.
- Liệt kê các tài liệu tham khảo.
- Đưa các phụ lục vào cuối bài.
* Chỉnh sửa hoàn thiện
Đối chiếu với đề cương đã xây dựng, tự rà soát bài viết theo các tiêu chí sau:
- Đảm bảo trình bày rõ ràng những ý kiến, phát hiện về bài ca dao.
- Tuân thủ những quy định về trích dẫn và chú thích nguồn tài liệu.
- Đảm bảo dùng từ, đặt câu chính xác và viết đúng chính tả.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Về bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
- Trình bày và giới thiệu các dị bản:
Dị bản 1:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Dị bản 2:
Đố ai mà được như sen
Chung quanh cánh đỏ, giữa chen nhị vàng
Nhị càng, bông thấm, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Câu hỏi 1 (trang 24 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Màu sắc nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện như thế nào qua những nhận xét ban đầu này?
Trả lời:
Màu sắc nghiên cứu của bài viết được thể hiện phong phú và đa dạng thông qua các nhận xét ban đầu về các dị bản của bài ca dao.
Câu hỏi 2 (trang 25 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Trong nghiên cứu về ca dao, việc so sánh các dị bản có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc so sánh các dị bản có ý nghĩa như sau:
- Thể hiện sự quan tâm của người dân tới ca dao dân ca truyền thống của dân tộc.
- Thể hiện được sự đa dạng và giàu có trong ngôn ngữ tiếng Việt.
- Thể hiện được sự phong phú và vẻ đẹp tuyệt vời của một bài ca dao ngắn, qua đó cũng thể hiện thông qua các bài ca dao vẻ đẹp của thiên nhiên là không giới hạn những mĩ từ để ca gợi vẻ đẹp đó.
- …
Câu hỏi 3 (trang 26 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Việc đối thoại với các ý kiến đánh giá khác về đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Việc đối thoại với các ý kiến đánh giá khác về đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa như sau:
+ Giúp cho việc nghiên cứu trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.
+ Việc nghiên cứu và xác định được kết quả/ câu trả lời lí giải cho những ý kiến đánh giá đó giúp cho việc nghiên cứu trở nên ý nghĩa và có kết quả thực tiễn.
+…
Câu hỏi 4 (trang 28 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Việc đặt bài ca dao vào những tương quan khác nhau có thể giúp người viết khám phá được điều thú vị gì ở tác phẩm?
Trả lời:
Việc đặt bài ca dao vào những tương quan khác nhau có thể giúp người viết khám phá được điều sau ở tác phẩm:
+ Giúp cho người đọc nhìn nhận tác phẩm ở nhiều khía cạnh khác nhau.
+ Khám phá được nhiều ý nghĩa và cách thức sáng tạo tác phẩm.
+ Hiểu sâu hơn về ý nghĩa và nội dung tác phẩm.
+…
Câu hỏi 5 (trang 28 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Tính chất nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện như thế nào qua sự đánh giá tổng hợp về giá trị tác phẩm?
Trả lời:
Tính chất nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện qua sự đánh giá tổng hợp về giá trị tác phẩm như sau:
+ Về nội dung và ý nghĩa tượng trưng của tác phẩm: phản ánh trung thực dưới hình thức cách điệu và thi vị hóa sự sống và lẽ sống của con người.
+ Về mặt cấu tứ: sử dụng kết hợp với các mức độ khác nhau của hai lối cấu tứ truyền thống.
+ Về thủ pháp nghệ thuật: sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ làm nổi bật cấu trúc hình sắc của sự vật.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |