Chúng ta ai cũng nhận thấy trước hay sau khi làm một việc, nếu hỏi ý kiến kẻ này kẻ khác thì từ thân thích đến bè bạn, bao giờ cũng mỗi người nói một cách, nào khuyên can, chê trách, nào thúc đẩy, khen lao! Rộng ra một tầng, nếu thâu lượm lời công chúng phẩm bình. miệng đời lại còn phủ vân, trái ngược nhiều hơn. Tóm lại, nhất định ta không sao khiến cho hết thấy ai cũng vừa lòng. Ta tự nhủ: "Thôi hãy biết làm cho phải theo định kiến của ta, còn như khen ngợi hoặc chê cười, đành chịu để người đời bình luận”.
Đã đành ngốc Đản còn hơn khôn độc, cái khôn một người sao băng cái khôn của một số đông người khác, nhưng ngoài lí do: "Không thể chiều hết thiên hạ được”, ta cũng nên nhận kĩ sự xét đoán của thiên hạ nhiều lúc thực sai lầm.
Thiên hạ là ai? Là tất cả mọi người; đứng trước một việc, họ bàn tán xôn xao, nhưng chính vì họ là số đông, lại không rõ nguyên uỷ một cách tổ tường và hay phán đoán hấp tấp tùy theo các thành kiến, phong tục, hoặc sự ghét, yêu, họ rất dễ thiên lệch, trái đạo công bằng; làn sóng phẩm hình càng rộng bao nhiêu, sự thiếu công minh vì xét đoán hồ để càng nặng lên chừng ấy.
Biết bao chuyện xảy ra hàng ngày ta có thể dẫn làm ví dụ: Hãy nói nguyên một việc hiểu, hỉ (tang ma và cưới xin) trong xã hội Việt Nam hồi trước, hỏi mấy ai chiều được thiên hạ để tránh khỏi miệng đời chê trách! Hẳn chúng ta chưa quên việc con gái một viên Tuần phủ yêu và lấy người lái xe hơi, trước đây đã làm sôi nổi dư luận một thời! Cô con gái kia quả thật có gan, chỉ biết theo lẽ phải, theo lương tâm, chống chọi với sức đàn áp tinh thần của xã hội, gia đình. Khi có sự tượng phản giữa dư luận và lương tâm cô đã chắc chắn theo đúng bổn phận làm người thì chỉ biết "làm phải và gác bỏ ngoài tai mọi lời bình phẩm.
Tóm lại chúng ta không thể chiều đời mà coi rẻ nhân cách; ta cần sống vì lương tâm, bổn phận, chứ có lẽ đâu bắt chước cái chong chóng quay theo chiều gió, làm kẻ nô lệ uốn mình theo dư luận thế nhân?
Nhưng… khinh hẳn dư luận cũng là cố chấp không nên! Có nhiều trường hợp ta phân vân không biết nên xử thế nào, tất phải hỏi ý kiến của người thân và thăm dò dư luận để tìm lấy đường lối giải quyết cho mình, trừ phi điều chỉ dẫn hoặc lời khuyên ở ngoài tới gây ra trong lương tâm ta một mối lo ngại băn khoăn. Ở tình thế ấy, ta cần thẩm định lại chứ không thể theo ý mọi người một cách vội vàng, hấp tấp.
Lại nữa, nếu lời thiên hạ hợp với ý ta định, lương tâm ta thúc giục, thì có lí nào lại coi khinh miệng thế. Ta làm việc tốt được người xưng tụng chả hơn là bị phỉ báng, để chuốc lấy sự phiền muộn vào thân?
Đã đành làm điều "thiện" là vì điều thiện chứ không phải vì thiên hạ phẩm bình, song lời ngợi khen, lòng quý trọng của chúng nhân vẫn là một khuyến khích cho ta vui vẻ làm tròn nhiệm vụ hằng ngày, ấy là chưa kể thái độ "bất chấp dư luận" có thể là một biểu tượng của tính kiêu ngạo.
Làm phải chưa đủ, nhiều lúc cũng nên cho người ta thấy rõ là mình làm phải để đừng phê bình sai lạc, gây nên tai tiếng. Lưu ý tới dư luận cũng là một cách tự hạn chế, kiểm soát để tránh lối tự tin thái quá, có thể đưa đến những điều lầm lỡ vì tại ỷ mình.
Sau hết, khinh dư luận ra mặt, lập tức bị dư luận trả thù ngay, khi ấy tự nhiên ta gây oán với mọi người. Ở đời cần làm việc cho có kết quả hay; nếu được dư luận tán dương, ủng hộ, sự hoạt động sẽ được dễ dàng; ta dại gì bỏ hoài sự ủng hộ ấy đi; trái lại ta cần phải được thanh thế vững vàng, vì có uy tín, mới có thể dễ thành công trong khi làm việc thiện.
Ta nên hết sức phòng ngừa dư luận và luôn luôn lấy lương tâm, bổn phận, lí tưởng mình phụng sự làm chỉ đạo; một đôi khi có thể và cũng nên lưu ý thăm dò dư luận để thêm tài liệu trước khi hành động; dù sao cũng không nên khinh ra mặt và tỏ thái độ kiêu căng, tự phụ; chính ta tự lấy ta làm chủ, coi dư luận là khách, chủ không nô lệ khách, nhưng cũng không khinh khách, đên nỗi đóng cửa đuổi đi.