Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

07/12/2022 19:26:01

Em hãy viết về 1 trải nghiệm của bản thân với gia đình hoặc bạn bè

Em hãy viết về 1 trải nghiệm của bản thân với gia đình hoặc bạn bè
2 trả lời
Hỏi chi tiết
267
0
0
Phạm Thị Ánh Ngọc
07/12/2022 19:51:58
+5đ tặng
Nhờ có những trải nghiệm, con người sẽ học được những điều quý giá. Đó là một hành trang cho mỗi người hướng tới tương lai. Bởi vậy, chúng ta cần trân trọng mỗi trải nghiệm có được trong cuộc sống.

Hằng năm, trường học của tôi thường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Năm nay, nhà trường đã tổ chức hoạt động “Một ngày làm nông dân”. Các lớp sẽ có một học sinh được tham gia hoạt động. Mỗi học sinh sẽ cùng với người thân trải nghiệm những công việc của của người nông dân. Tất cả các khối lớp đều phải tham gia hoạt động trải nghiệm. Thật may mắn khi tôi được cô giáo lựa chọn. Khi về nhà, tôi đã kể cho bố nghe và mời bố tham gia cùng mình.

Sáng chủ nhật, bố đưa tôi đến trường. Bảy giờ, chuyến xe xuất phát đưa cả đoàn đến một nông trại rau sạch ở ngoại thành Hà Nội. Ở đây, chúng tôi đã được gặp bác Hòa - chủ của nông trại rau sạch. Cả đoàn vừa đi thăm quan ruộng rau sạch, vừa được nghe bác giới thiệu về cách để gieo trồng, thu hoạch rau. Nghe bác nói, tôi cảm thấy công việc trồng trọt thật vất vả, khó khăn. Từng cây rau tươi tốt như vậy là nhờ vào bàn tay gieo trồng, chăm sóc của các bác nông dân.

Tham quan xong, bác Hòa đã đưa cả đoàn đến một ruộng rau cải. Bác đã đưa ra cho cả đoàn một thử thách, đó là thu hoạch rau sạch. Mỗi đội sẽ có mười phút để thu hoạch rau, đội nào thu hoạch được nhiều hơn theo cân nặng sẽ chiến thắng. Trước đó, bác Hoài hướng dẫn chúng tôi cách thu hoạch rau cho đúng. Rau cần được cắt bỏ rẽ, vặt bỏ lá vàng. Các lớp trong cùng một khối sẽ thi đấu với nhau. Tôi và bố quyết tâm giành chiến thắng. Kết quả chung cuộc, hai bố con đã thu hoạch được một ki-lô-gam rau, giành được chiến thắng. Tôi cảm thấy vô cùng sung sướng.

Hoạt động trải nghiệm “Một ngày làm nông dân” thật bổ ích. Sau trải nghiệm này, tôi đã biết thêm những kiến thức về nghề nông. Ngoài ra, tôi cũng hiểu được rằng công việc của các bác nông dân thật vất vả. Từ đó, tôi biết trân trọng hơn những thành quả mà bản thân đang được hưởng. Không chỉ vậy, tôi và bố cũng đã có một khoảng thời gian vui vẻ bên nhau. Tôi nhận ra được sự vất vả của bố luôn cố gắng làm việc để đem đến cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Tôi thêm yêu mến và biết ơn bố nhiều hơn và tự dặn bản thân phải cố gắng học tập chăm chỉ, luôn ngoan ngoãn để không phụ công của bố mẹ.

Mỗi trải nghiệm sẽ dạy chúng ta trưởng thành hơn từng ngày. Đối với tôi, trải nghiệm lần này thật ý nghĩa. Tôi mong rằng bản thân sẽ có thêm nhiều trải nghiệm quý giá như vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
xíu
07/12/2022 20:36:26
+4đ tặng
Nhắc mới ,em đã từng có một chuyến đi trải nghiệm lúc còn học lớp 5 . Lúc ấy , em rất vui vì lần đầu tiên em được đi trải ngiệm cùng các bạn .Tối đó , em rát là háo hức và đã xin mẹ vài đồng tiền để mua đồ kỉ niệm .Sáng hôm sau, em đi cùng bố đên trường .Ai cũng háo hức để đi ,riêng em là rất vui ơi là mà chạy vòng quay sân trường.Đúng 7 giờ chúng em xuất phát  từ trường đến Trông Bồn để nghe về lịch sử đất nước .Trên đường toàn là hoa phượng nở đổ rực .Từ xa lại gần nhìn rất đẹp.Đên nới cô hiệu trưởng nói nội quy khi vào ,xong em vào cùng các bạn .Chúng em nghe cô quản lý ở đố kể về lịch sử di tích rất là kì thú.Xong chúng lại lên xe đến Nam Đàn để đi thăm mộ mẹ bác hồ Bà Hoàng Thị Loan .Chúng em phải đi tầm 269 bậc (con sô 69  tức là năm Bác Hồ mất - 1969),lối xuống bên phải là 242 bậc (con số 42 là năm Ông Khiêm đưa hài cốt mẹ về - 1942 ),Trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc ( con số ứng với tuổi đời của bà - 33 ).Mộ Bà nằm ở trên núi Động Tranh ,thuộc xã Nam Giang ,huyện Nam Đàn,tỉnh Nhệ An . Từ đỉnh núi nơi cất mộ bà Hoàng Thị Loan nhìn ra về hướng Tây Nam, xa xa là dãy núi Thiên Nhẫn, kế bên là làng Kim Liên quê nội, làng Chùa quê ngoại của Bác Hồ với núi Chung còn in dấu tuổi ấu thơ của Bác… Xa hơn nữa là dòng sông Lam chảy như sợi chỉ trắng vắt ngang trời in vào đáy nước một vùng đất “địa linh nhân kiệt” với những tên tuổi Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu và thế hệ sau này là Trần Phú, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai… và nhiều tên tuổi nhà cách mạng tiền bối khác…Từ chân núi Động Tranh đi theo lối lên là phần mộ bà Hoàng Thị Loan nằm ở bên trái, cùng phía này còn có mộ bà Hà Thị Hy, bà nội của Bác Hồ cũng mới được tu bổ. Phía trên mộ là giàn hoa cách điệu hình khung cửi. Hai cụm cây hoa giấy che mát phần mộ bà được lấy giống từ Huế – nơi bà mất và khu lăng mộ của ông Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp. Khe trước phần mộ trồng nhiều cây quí từ nhiều miền đất nước.Phần mộ bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên theo hình mẫu ban đầu, được ốp bên ngoài bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch liền khối. Phần trên mộ được xây dựng theo hình khung cửi cách điệu, gợi nhớ cuộc đời canh cửi vất vả để nuôi chồng, nuôi con thuở sinh thời. Phía sau phần mộ là bức phù điêu bằng đá trắng khắc họa hình những cánh sen thanh cao, tinh khiết của quê nhà và cũng là biểu tượng về cuộc đời, nhân cách của bà.

Bà Hoàng Thị Loan sinh thời đã hết lòng vì chồng con. Sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế đi thi, bà đã cùng chồng gồng gánh đi bộ với hai con trai vào kinh đô giúp ông học tập, nén lòng gửi con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh ở lại Nghệ An để giúp chăm sóc ông bà ngoại Hoàng Xuân Đường. Ở Huế, bà đã lao động dệt vải vất vả, vắt kiệt sức nuôi sống cả nhà. Sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, do sự vất vả khó nhọc trước đó, bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào năm 1901 trong khi chồng và người con Nguyễn Sinh Khiêm đang ở Thanh Hóa. Ở Huế lúc ấy chỉ có Nguyễn Tất Thành 11 tuổi đứng ra làm chủ tang cùng bà con chôn cất mẹ khi ngày Tết đang đến gần.

Năm 1922, hài cốt của bà được người con gái cả Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà ở Làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An). Cuối năm 1941, sau khi ra khỏi nhà tù của thực dân Pháp, ông Nguyễn Sinh Khiêm đã đi khắp quê hương Nam Đàn tìm nơi có phong cảnh đẹp để cải táng hài cốt của mẹ và lựa chọn được một vị trí ở núi Động Tranh trong dãy Đại Huệ, thuộc làng Hữu Biệt (nay là xã Nam Giang), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Vì nhiều lý do, ông Khiêm đã cho đào 9 huyệt mộ trên núi Động Tranh rồi đặt thi hài của mẹ mình ở đó một cách bí mật. Tháng 11-1946, sau khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, ông Nguyễn Sinh Khiêm mới chỉ cho bà con trong họ biết chính xác vị trí ngôi mộ bà Hoàng Thị Loan.Tất cả đều được cô quản lý nói với chúng em.Xuống đên trạm dữ xe , em lấy ít tiền đi mua đồ ăn vặt để  cho khỏi đói .Nào là kem ,bim bim , kẹo , đồ chơi ....nhiều lắm .Chúng em tiến đên 1 quán ăn gần đó .Em ăn thịt ,cơm , nịt bướm ,....Các thầy cô ăn ở tầng trên .Ăn xong chúng em xuất phát đến làng Sen ,quê nội bác .Đầu làng có một hồ sen lớn, đi qua hồ sen là giếng Cốc. Nơi đây, thuở còn thơ ấu, Bác thường ra lấy nước, câu cá và vui chơi cùng bè bạn trong làng.Sau lũy tre rợp bóng xanh mát là ngôi nhà 5 gian lợp mái tranh đơn sơ, giản dị của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Bác Hồ. Sau khi đậu Phó bảng tại khoa thi hội năm Tân Sửu 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng các con rời làng Chùa (Hoàng Trù) về sống tại làng Sen quê nội. Ngôi nhà này là do người dân làng Sen dùng quỹ công dựng lên mừng cụ đậu Phó bảng đem lại vinh dự cho cả làng.Lối vào nhà Bác là 2 hàng râm bụt .

Trước nhà có 2 sân nhỏ và 1 thửa vườn được vây quanh bằng hàng rào râm bụt. Kế bên nhà là nhà ngang dùng làm bếp. Hai gian phía ngoài là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh – người chị cả của Bác. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của gia đình.

Gian thứ năm chỉ kê vỏn vẹn 1 bộ phản cũng là nơi nghỉ ngơi của ông Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (Bác Hồ).Dù đỗ đạt cao nhưng những vật dụng trong nhà vẫn hết sức giản dị như bao căn nhà ở chốn thôn quê khác: tấm phản gỗ, chõng tre, chum sành đựng nước, chạn bát tre,… Phần nhiều những đồ vật này đều do dân làng tặng, những kỷ vật này vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.ác đã gắn bó với ngôi nhà này trong những năm tháng ở tuổi thiếu niên từ cuối năm 1901 đến giữa những năm 1906. Ngôi nhà đã chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành của Bác; là nơi ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc của Người. Sau 50 năm xa cách quê nhà, bôn ba đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, làm cách mạng đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của Thực dân Pháp, Người đã trở về làng Sen 2 lần vào năm 1957 và năm 1961.Em có thể thăm những ngôi nhà hàng xóm thân thiết với gia đình Bác thời kỳ đó như lò rèn Cố Điền, nhà cụ cử Vương Thúc Quý, nhà cụ đồ nho, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm – ông nội của Bác.

Ở làng Sen xưa có phần mộ của cụ Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác. Năm 1942, ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh ruột của Bác) đã đưa hài cốt cụ bà an táng tại núi Động Tranh, cách làng Sen 5km. Từ chân núi leo lên khoảng 300 bậc đá là phần mộ của cụ bà (người dân Nghệ An đã xây lại phần mộ vào năm 1985). Phần mái che được xây bằng bê tông cách điệu như hình chiếc khung cửi – thuở sinh thời thân mẫu của Bác vẫn dệt cửi để nuôi con.

Tiếp em đến làng quê ngoại bác .Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2km, cùng thuộc xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15km. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù rộng 3.500m2, gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Bác Hồ, ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ.

Vào dịp Tết Mậu Dần năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết gặp một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó tên là Nguyễn Sinh Sắc, vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 4 tuổi. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Được sự dạy bảo của cụ Hoàng Đường, Nguyễn Sinh Sắc càng học càng thông minh, nổi tiếng khắp vùng. Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho con gái đầu lòng Hoàng Thị Loan.

Năm 1883, hai người thành hôn, ra ở riêng trong ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngôi nhà là nơi chứng kiến người học trò Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách, chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của người vợ và sự ra đời của những người con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân trường Nghệ, năm 1895, vào kinh đô Huế để ôn luyện và đưa cả vợ con theo.

Sau khi sinh người con thứ tư (năm 1900), bà Hoàng Thị Loan qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng 2-1901). Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng Trù sinh sống. Tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự thi và đậu Phó bảng, được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt). Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt làng Hoàng Trù trở về quê nội - làng Kim Liên để vinh quy bái tổ.

Khu di tích Hoàng Trù với ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính tại nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao, để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của đất nước Việt Nam và của nhân loại.Em nghe mà thấy rơi nước mắt .Sau đó chúng em đi thăm nhà bác .Chúng em đi xe đến Vinh để thăm đền An Dương Vương . Ai xuống cũng nôn thốc nôn tháo , đó là xe của mấy ngời khác còn xe tụi em thì không .đi xong tụi em về . Trên xe , các bạn ngồi gàn tài xế hát to ơi là to . Trong đó có cả em nưa . Chúng em ở phở ở một tiệm rất ngon .Ăn xong , chúng em qua cầu Dinh ở Nghệ An rồi đến trường . Em rất là vui vì có chuyến thăm quan rất thú vị .snags gôm sau em còn nhìn thấy chiếc xe chở em đi trải nghiệm nữa . 
Bạn hãy chấm giúp mình với nhé . Iu bn nhìu (  ^  -  ^   )  <3
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo