Ông cha xưa đã từng có câu: “Tôn sư trọng đạo” để nói lên vấn đề biết ơn, kính trọng những người đã dạy dỗ mình. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, có những giá trị văn hóa truyền thống đã dần bị phai nhạt, nhưng truyền thống Tôn sư trọng đạo này cần phải được giữ gìn và phát huy.
Biết ơn là luôn ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ ta trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, giúp ta khôn lớn trưởng thành. Không chỉ ghi nhớ công lao mà phải luôn có ý thức sẽ báo đáp, đền ơn những người đã giúp đỡ mình. Biết ơn thầy cô giáo cũng vậy, nó được thể hiện bằng những hành động hết sức cụ thể như nghe lời, kính trọng thầy cô, chăm ngoan học giỏi để đạt thành tích cao hơn nữa trong học tập.
Biết ơn, kính trọng thầy cô là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đã được lưu giữ hàng nghìn năm nay:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy
Hay câu: Không thầy đố mày làm nên
Những câu tục ngữ đó đã có thấy tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi con người. Có ai khôn lớn trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ mà phía sau không có một người thầy lỗi lạc tận tụy chỉ bảo. Có lẽ từ xưa đến nay chưa từng có một người nào như vậy. Thầy cô đem đến cho chúng ta biết bao bài học, từ cách tiếp thu tri thức, văn hóa cho đến dạy chúng ta cách ứng xử cho phải đạo, lễ phép. Thầy cô sát sao ta từng con chữ, bài học, mong cho chúng ta nên người. Thầy cô chính là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi học trò.
Từ xưa đến nay có biết bao tấm gương tôn sư trọng đạo đã được lưu danh sử sách. Ví như Lê Văn Thịnh, nổi tiếng thông minh hoc giỏi, hiểu sâu biết rộng. Tuy đỗ đạt làm quan lớn trong triều, nhưng khi về thăm thầy vẫn nhất mực cung kính quanh tay, xưng con với thầy. Hay Phạm Sư Mạnh, học trò của Chu Văn An, học cũng là người học trò thông mình. Sau đỗ đạt làm quan Tham Chính khu Mật viện, rồi làm đến cả Hành khiển tả ty lang trung. Mặc dù chức sắc lớn, công việc bề bộn nhưng năm nào ông cũng sắp xếp thời gian về thăm thầy, cung kính khi đứng trước mặt thầy thầy đáng trọng Chu Văn An. Trong xã hội hiện đại, chúng ta không thể không nhắc đến thầy giáo Văn Như Cương, một người thầy đáng trọng, luôn được học trò yêu quý, khi thầy mất đã đem đến niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể học trò trong và ngoài trường.
Bên cạnh những học sinh có ý thức, hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng, biết ơn thầy cô thì vẫn có những học trò còn hỗn láo, có những hành động đáng chê trách như cãi. Chửi nhau, thậm chí là đánh thầy cô giáo. Đó là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức và lối sống trong lớp trẻ. Nếu những hành động đó còn tiếp diễn, thì quả thật đáng lo ngại cho tương lai của nước nhà.
Biết ơn, kính trọng thầy cô là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Thầy cô trao cho ta biết bao tri thức, bài học, bởi vậy kính trọng họ là điều tất yếu. Dù xã hội có thay đổi thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.Ông cha xưa đã từng có câu: “Tôn sư trọng đạo” để nói lên vấn đề biết ơn, kính trọng những người đã dạy dỗ mình. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, có những giá trị văn hóa truyền thống đã dần bị phai nhạt, nhưng truyền thống Tôn sư trọng đạo này cần phải được giữ gìn và phát huy.
Biết ơn là luôn ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ ta trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, giúp ta khôn lớn trưởng thành. Không chỉ ghi nhớ công lao mà phải luôn có ý thức sẽ báo đáp, đền ơn những người đã giúp đỡ mình. Biết ơn thầy cô giáo cũng vậy, nó được thể hiện bằng những hành động hết sức cụ thể như nghe lời, kính trọng thầy cô, chăm ngoan học giỏi để đạt thành tích cao hơn nữa trong học tập.
Biết ơn, kính trọng thầy cô là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đã được lưu giữ hàng nghìn năm nay:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy
Hay câu: Không thầy đố mày làm nên
Những câu tục ngữ đó đã có thấy tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi con người. Có ai khôn lớn trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ mà phía sau không có một người thầy lỗi lạc tận tụy chỉ bảo. Có lẽ từ xưa đến nay chưa từng có một người nào như vậy. Thầy cô đem đến cho chúng ta biết bao bài học, từ cách tiếp thu tri thức, văn hóa cho đến dạy chúng ta cách ứng xử cho phải đạo, lễ phép. Thầy cô sát sao ta từng con chữ, bài học, mong cho chúng ta nên người. Thầy cô chính là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi học trò.
Từ xưa đến nay có biết bao tấm gương tôn sư trọng đạo đã được lưu danh sử sách. Ví như Lê Văn Thịnh, nổi tiếng thông minh hoc giỏi, hiểu sâu biết rộng. Tuy đỗ đạt làm quan lớn trong triều, nhưng khi về thăm thầy vẫn nhất mực cung kính quanh tay, xưng con với thầy. Hay Phạm Sư Mạnh, học trò của Chu Văn An, học cũng là người học trò thông mình. Sau đỗ đạt làm quan Tham Chính khu Mật viện, rồi làm đến cả Hành khiển tả ty lang trung. Mặc dù chức sắc lớn, công việc bề bộn nhưng năm nào ông cũng sắp xếp thời gian về thăm thầy, cung kính khi đứng trước mặt thầy thầy đáng trọng Chu Văn An. Trong xã hội hiện đại, chúng ta không thể không nhắc đến thầy giáo Văn Như Cương, một người thầy đáng trọng, luôn được học trò yêu quý, khi thầy mất đã đem đến niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể học trò trong và ngoài trường.
Bên cạnh những học sinh có ý thức, hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng, biết ơn thầy cô thì vẫn có những học trò còn hỗn láo, có những hành động đáng chê trách như cãi. Chửi nhau, thậm chí là đánh thầy cô giáo. Đó là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức và lối sống trong lớp trẻ. Nếu những hành động đó còn tiếp diễn, thì quả thật đáng lo ngại cho tương lai của nước nhà.
Biết ơn, kính trọng thầy cô là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Thầy cô trao cho ta biết bao tri thức, bài học, bởi vậy kính trọng họ là điều tất yếu. Dù xã hội có thay đổi thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.