lập dàn bài và phân tích trong bài ca dao sau
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà rầm tương
Nhớ ai dãi nắng dàn sương
Nhớ ai tát nướ bên đường hôm nao"
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
A, Mở bài:
– Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là bài thơ nổi tiếng của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.
– Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.
B, Thân bài:
* Nội dung bài ca dao:
+ Ở cách hiểu thứ nhất có thể hiểu ở đây chính là: Nỗi nhớ về quê hương tha thiết của người đi xa:
– Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.
– Nỗi nhớ đã được biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.
– Nỗi nhớ da diết người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm rất chân thành tha thiết, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.
Xem thêm: Soạn Bài Chiến Thắng Mtao Mxây Lớp 10
– Trong câu thứ 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai đang xa quê (Anh) đem lòng yêu mến? Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)
– Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.
+ Cách hiểu thứ hai ở đây được thể hiện chính là lời bày tỏ tình yêu:
– Nỗi nhớ nhà canh cánh thường trực, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.
– Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.
– Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà những cảnh tát nước bên đường hôm nao như đã khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bởi đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.
– Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.
C, Kết bài:
– Bài ca dao chỉ có 4 câu ngắn gọ súc tích thôi nhưng lại có những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |