Đất nước Việt Nam ta có 54 dân tộc sinh sống, đa dân tộc, đồng thời cũng
đa bản sắc dân tộc , mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, nhưng do sự giao
thoa, tiếp xúc giữa các nền văn hoá, mà các dân tộc này có những phong tục, tập
quán giống nhau. Trong đó có tục lệ ăn trầu, một phong tục văn hoá truyền
thống của người Việt, không chỉ dân tộc kinh ăn trầu mà ở một số dân tộc khác
cũng ăn trầu, mà còn dùng trầu cau vào các nghi lễ lớn như cưới xin, cúng gia
tiên, đám ma, ngày lễ tết… có lẽ trầu cau là một thứ mà không thể thiếu được
trong văn hoá cổ truyền của dân tộc ta. Mặc dù ngày nay, một số nghi thức đã
mất dần đi, thêm vào đó là những nét văn hoá hiện đại, tục lệ ăn trầu bắt nguồn
từ sự tích trầu cau được trích trong Lĩnh Nam chích quái, mà Trần Thế Pháp đã
nêu ra. Gắn liền với tục ăn trầu là những hiện tượng văn hoá phong phú mà
người xưa thường làm. Qua tục ăn trầu ta có thể hiểu thêm về nếp sống, một nếp
cảm nghĩ, mối quan hệ tình cảm giữa những người lao động cùng những ước mơ
lành mạnh của họ bắt nguồn từ xa xưa. Ngày nay, số người ăn trầu ngày càng ít
dần, tục ăn trầu sẽ không còn trong xã hội tương lai, nhưng những giá trị tinh
thần chân chính biểu hiện qua tục ăn trầu thì vẫn tồn tại. Tất cả những vốn quý
đó cần được nghiên cứu và sử dụng nhằm phát huy cao độ những di sản văn hoá
quá khứ để góp phần cải tạo và xây dựng nếp văn hoá mới ở nước ta. Vì vậy em
đã chọn đề tài trên.
Đây là một đề tài mà nhiều nhà sử học hay các nhà văn hoá đã nghiên cứu
và tìm tòi. Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt để hiểu được một phần trong
phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt.
-Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt, em đi sâu và tìm hiểu tục lệ ăn
trầu trong văn hóa cổ truyền của người Việt. Từ đó hiểu thêm bản sắc văn hóa
của người Việt Nam.
0
I. NGUỒN GỐC TỤC LỆ ĂN TRẦU.
Có từ sự tích trầu cau, có 2 anh em sinh đôi là Tân và Lang, do một hiểu
lầm với người chị dâu là Lưu Liên nên người em là Lang đã bỏ đi đến một dòng
suối vì sầu não, cô đơn mà thác, biến thành phiến đá vôi.
-Tục ăn trầu có từ rất sớm, nhưng chưa biết từ thời điểm nào. Phải đợi đến
tận cuối thế kỷ XV, sách Lĩnh Nam chính quái của Trần Thế Pháp ra đời, nó mới
được ghi chép thành một truyện tích rõ ràng, có một nguồn gốc mang nhiều ý
nghĩa thâm thuý.
Sau khi đọc sự tích trầu cau trong Lĩnh Nam Chích Quái, ta nhận thấy một
truyện được ghi chép lại không những có kết cấu chặt chẽ, lại phối hợp được cả
những yếu tố hiện thực lẫn huyền ảo một cách khéo léo như thế tác giả của nó
đã khiến một câu truyện vụn vặt, còn mờ nhạt trong dân gian trở thành một
truyện cổ tích có đầu đuôi, vừa lý thú hấp dẫn, vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa
thâm thuý.
+ Ở giai đoạn đầu truyện có tính hiện thực với dấu vết hiện đại, với những
tên tuổi rõ ràng, có ý nghĩa, với những tình tiết hợp lý, tự nhiên. Ở giai đoạn
cuối, truyện trở nên huyễn hoặc hai anh em họ Cao và vợ người anh vì không
hiểu nhau nên đã tự chia lìa chỉ đến khi cả ba người cùng chết đi và chết bên
nhau, người anh hoá cây cau, người em hoá phiến đá, vợ người anh hoá cây trầu
không, họ mới có được sự cảm thông hoàn toàn, từ nay họ sẽ mãi mãi gắn bó
bên nhau và kết hợp làm một qua miếng trầu tình nghĩa , một dòng nước đỏ tươi
như máu được tiết ra, tượng trưng cho tình gia đình muôn đời thiêng liêng, bền
chặt.
Trần Thế Pháp, cũng như các tác giả đời Lê khác, khi viết lại sự tích trầu
cau nói riêng, dàn dựng lại những truyện huyền thoại dân gian trong Lĩnh Nam
Chích Quái nói chung, hiển nhiên đã có hậu ý đề cao những giá trị cũ của dân
tộc với mục đích phổ biến để giáo dục con em theo tinh thần 24 điều dụ của Lê
1
Thánh Tông. Có lẽ bắt đầu từ đấy (cuối thế kỷ XV) các truyện cổ tích, thần thoại
nói chung, truyện trầu cau nói riêng mới được truyền bá rộng rãi trong toàn
quốc.
Riêng trong sự tích Trầu cau, các tác giả muốn giải thích cho mọi người
rằng, dân tộc ta đã có một đời sống văn hoá khá cao ngay từ xưa từ thời Hùng
Vương kia (Theo Đại việt sử lược, vào khoảng thế kỷ VII trước Tây lịch). Ngay
từ thuở đó, xã hội Việt Nam có truyền thống lấy gia đình làm gốc, anh em biết
thương quý nhau, trên kính dưới nhường, vợ chồng lấy nhau vì tình, vì nghĩa, và
người đàn bà đã biết chọn đời chung thuỷ son sắt với chồng… Không phải đợi
đến khi bọn phong kiến Trung Hoa sang đô hộ nước ta, giáo hoá ta, dân ta mới
biết thế nào là hiếu đễ, thế nào là biết nghĩa.
Vì sự tích Trầu cau có ý nghĩa sâu sắc như vậy nên tục ăn trầu của dân ta
đã được thăng hoa, trở thành một mỹ tục mang tính chất đặc thù của một nền
văn minh cổ Đông Nam Á.
Mỹ tục ăn trầu này đã gắn liền với những sinh hoạt văn hoá, từ đời sống
vật chất, đến đời sống tinh thần của dân tộc ta. Ngày nay, qua nhiều sách vở và
các tài liệu khảo cổ, người ta được biết trầu cau là hai loại cây đã xuất hiện rất
lâu đời ở các vùng Trung Ấn, Đông Nam Á và một số quần đảo trên Thai Bình
Dương; như trong di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hoà Bình, hạt cau đã được tìm
thấy trên dưới một vạn năm. Tại các nơi đây đã có nhiều dân tộc có tục ăn trầu
như các dân tộc thiểu số xưa ở miền Nam nước Trung Hoa (kể từ lưu vực sông
Dương Tử trở xuống), tức người Trung hoa miền nam ngày nay, các dân tộc
Thái Lan, Miến Điện, các dân tộc Việt - Mên - Lào, kể cả các dân tộc thiểu số
như người Thái, Nùng, Mường, Dao, Thượng… trên bán đảo Đông Dương, cùng
các dân tộc trên quần đảo Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân; và ở Ấn Độ cũng
có nhiều nơi dân chúng có tục ăn trầu.
Có lẽ người xưa, do kinh nghiệm mà có, đã biết sử dụng vôi, trầu, cau,
cũng như các loại lá, rễ, quả của nhiều thứ cây khác tìm được để bảo vệ sức khoẻ
2