Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết báo cáo trình bày về 1 ngành kinh tế nổi bật ở Hàn Quốc

Viết báo cáo trình bày về 1 ngành kinh tế nổi bật ở Hàn Quốc
1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.119
3
0
Phonggg
12/12/2022 19:50:19
+5đ tặng

ất nước Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản (1910 – 1945) và nội chiến kéo dài 3 năm (1950 – 1953). Sau khi hòa bình lập lại vào năm 1953, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc là một quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, với chỉ 30% diện tích đất có thể canh tác được. GDP bình quân đầu người hậu chiến tranh của Hàn Quốc là 70 USD vào năm 1954, cùng với tỷ lệ tiết kiệm quốc nội thấp; lúc này, Hàn Quốc phải dựa vào viện trợ nước ngoài để tồn tại (Myung Soo Cha, 2004).

Tuy vậy, nền kinh tế Hàn Quốc đã khiến thế giới ngạc nhiên với sự trỗi dậy thần kỳ từ năm 1960. Những cải cách mạnh mẽ khiến Hàn Quốc trở thành một cường quốc về công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, Hàn Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới, với tổng giá trị GDP là 2,14 nghìn tỷ USD, GDP đầu người đạt 41,35 nghìn USD năm 2018 (IMF DataMapper). Vì lẽ đó, Hàn Quốc đã trở thành hình mẫu lý tưởng của một quốc gia phát triển có xuất phát điểm là một trong các nước thuộc “Thế giới thứ Ba”.

Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả 2 quốc gia đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn. Việt Nam mới thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1986 nhưng đã thu được những kết quả tích cực. Dù vậy, Việt Nam vẫn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong nước và quốc tế. Thông qua phân tích quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ năm 1953, các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên “Kỳ tích sông Hàn”, bài viết đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong tái cơ cấu kinh tế.

Tổng quan kinh tế Hàn Quốc qua các thời kỳ

Giai đoạn 1953 - 1979: Khôi phục đất nước sau chiến tranh

Sau chiến tranh, các nhà hoạch định chính sách của Hàn Quốc đã kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy các công ty công nghiệp trong nước. Chính phủ Hàn Quốc chọn các công ty trong các ngành công nghiệp mục tiêu và cho họ đặc quyền mua ngoại tệ và vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi; đồng thời, dựng lên các hàng rào thuế quan với hy vọng rằng sự bảo hộ này sẽ mang lại cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội cải thiện năng suất. Tuy nhiên, chính sách này đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Hàn Quốc và sự sụp đổ của nền Cộng hòa thứ nhất vào tháng 4/1960.

Dưới thời Tổng thống Park Chung Hee, Hàn Quốc chuyển sang chiến lược kích thích tăng trưởng thông qua xúc tiến xuất khẩu (EP) và không hoàn toàn từ bỏ chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (ISI). Để theo đuổi EP, nhiều loại ưu đãi được đưa ra cho các công ty xuất khẩu theo hiệu suất xuất khẩu của họ, trong đó cho vay lãi suất thấp là quan trọng nhất. Một lợi thế khác của EP so với ISI là năng suất được nâng cao thông qua cách buộc các doanh nghiệp tuân theo quy luật của thị trường xuất khẩu và mở rộng liên hệ với các nước phát triển; dẫn đến hiệu quả tăng trưởng nhanh hơn đáng kể trong các ngành xuất khẩu. Sau khi chuyển sang EP, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi và Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp hóa. Từ giai đoạn 1960-1962 đến giai đoạn 1973-1975, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm tương ứng từ 45% xuống 25%, trong khi tỷ trọng chế biến chế tạo tăng từ 9% lên 27% (Cha, 2004).

Trong thời kỳ những năm 1970, chính quyền Park Chung Hee giảm phụ thuộc vào sự hỗ trợ vũ trang của Hoa Kỳ bằng cách mở rộng khả năng sản xuất đạn dược. Điều này đòi hỏi chính quyền Park Chung Hee phải quay lại mô hình ISI để xây dựng các ngành công nghiệp nặng và hóa chất. Người dân Hàn Quốc được hưởng lợi nhiều hơn khi xu hướng tăng trong hệ số Gini (đo lường sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) đảo ngược. Tốc độ tăng trưởng này đạt được chủ yếu thông qua tăng cường sử dụng đầu vào sản xuất thay vì cải thiện năng suất. Tích lũy vốn nhanh chóng được thúc đẩy bởi tỷ lệ tiết kiệm ngày càng cao do tỷ lệ phụ thuộc giảm.

Giai đoạn 1980 -1997: Dân chủ hóa và toàn cầu hóa

Hàn Quốc rơi vào hỗn loạn sau khi Tổng thống Park Chung-Hee bị ám sát năm 1979. Chun Doo-whan, xuất thân là một lãnh đạo quân đội, đã lên nắm quyền và đắc cử tổng thống thông qua bầu cử vào năm 1981, Hiến pháp Hàn Quốc đã sửa đổi để giới hạn mỗi tổng thống chỉ được tại vị một nhiệm kỳ duy nhất với thời hạn 5 năm và không được tái tuyển cử.

Chính quyền tổng thống Chun phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế lúc bấy giờ do cuộc Khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 với tỷ lệ lạm phát cao và các kết quả bất lợi từ chính sách tập trung công nghiệp nặng và hóa chất. Cơ cấu kinh tế dựa trên các đại tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) dẫn tới sự bất bình đẳng thu nhập và tài sản. Chính phủ đã ban hành các chính sách để giữ nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng.

Tổng thống Chun công bố Chính sách hạn chế tập trung kinh tế vào năm 1980 nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào chaebol và các ngành công nghiệp nặng và hóa chất. Chính sách này có mục đích tái cấu trúc nền kinh tế Hàn Quốc và tái phân bổ nguồn lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Chính phủ còn tiến hành đánh giá lại hiệu quả chung của nền kinh tế và mạnh dạn loại bỏ các công ty thua lỗ. Sự can thiệp của Nhà nước giảm dần sau khi cải cách chính sách thuế để hỗ trợ các ngành công nghiệp xuất khẩu. Các chaebol bị hạn chế mức trần tín dụng. Chính sách này giúp cân bằng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ (Lee, 1997).

Các chính sách trên đã đưa nền kinh tế Hàn Quốc trở lại với đà phát triển. Trung bình tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm dưới thời tổng thống Chun (1981 - 1987) là 8,7% (gia tăng đáng kể so với tốc độ tăng trưởng 1,5% vào năm 1980), GDP quốc nội đạt 100 tỷ USD.

Năm 1988, chính quyền Roh Tae-woo kế nhiệm tập trung phát triển hệ thống phúc lợi xã hội thông qua chính sách nhà ở và kế hoạch sức khỏe quốc gia với trung bình 200 ngàn căn nhà mới được xây dựng mỗi năm. Để giảm khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội, Chính phủ của Roh Tae-woo đã ban hành luật về lương tối thiểu. Tuy vậy, những chính sách trên đã làm gia tăng gánh nặng lên ngân sách quốc gia, cũng như số lượng các liên đoàn lao động và mâu thuẫn giữa lao động và quản lý. Trong thời kỳ này, các liên đoàn lao động tổ chức đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện điều kiện lao động. Trong khi đó, các chủ doanh nghiệp không chấp nhận những yêu cầu này, dẫn tới tranh chấp kéo dài và ngưng trệ hoạt động sản xuất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k