Trong bộ phận tiêu hóa, ruột già không có enzyme tiêu hóa mà chứa chất nhầy có tính kiềm giúp làm trơn thành ruột khiến phân được di chuyển dễ dàng hơn. Chất nhầy còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột già, chúng sẽ được tiết ra nhiều hơn khi bị viêm ruột già hoặc ruột già bị những tổn thương khác.
Hấp thu các chất dinh dưỡng và tạo ra một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Cơ quan có chức năng chính hấp thu chất dinh dưỡng là ruột non, không phải ruột già. Nhưng có một số chất sẽ phải đợi đến khi đi xuống ruột già thì mới có thể được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng được. Hoạt động tiêu hóa ở đại tràng được thực hiện bằng 3 cơ vòng và 3 cơ dọc, tương tự như tại ruột non.
Trong ruột già có rất nhiều loại vi khuẩn như escherichia coli, enterobacter aerogenes, bacteroides fragilis,… Các loại vi khuẩn này sử dụng một số chất như vitamin B12, C và cholin để làm chất dinh dưỡng nhưng đồng thời tổng hợp một số dưỡng cần thiết khác cho cơ thể như vitamin B, B1, B6, K, axit folic,… Chức năng này là chức năng quan trọng nhất của ruột già.
Trong trường hợp các axit amin còn sót lại mà không làm hết nhiệm vụ tạo ra NH3, histamin, triramin thì chính các vi khuẩn trong ruột già sẽ đảm nhiệm vai trò này. Hấp thu các chất cần thiết mà ruột non làm sót lại
Đa phần chất dinh dưỡng khi tới xuống ruột già đã được hấp thu gần hết, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của bộ phận này, triệt để các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể:
- Hấp thu nước: 1 lít nước từ ruột non được chuyển xuống ruột già và sau đó hấp thụ, khi thải ra ngoài môi trường theo đường phân hoặc nước tiểu thì chúng chỉ còn lại khoảng 100-200ml. Khi hấp thụ nước, nguyên tố Na+ cũng được hấp thụ theo để giúp cân bằng áp suất thẩm thấu. Phân ở lại càng lâu trong ruột già thì sự hấp thu nước càng tăng lên. Chính vì thế mà chúng ta thường bị táo bón khi nhịn đi cầu.
- Hấp thu thuốc: Một số loại thuốc như an thần, hạ nhiệt, giảm đau,.. có thể được hấp thụ tại ruột già. Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em được chỉ định đưa thuốc từ đường này để chữa bệnh dưới dạng thuốc đạn.
- Hấp thu muối: Đây là một trong những nguyên tố cần thiết cho cơ thể, được hấp thụ ở đoạn đầu ruột già.
- Hấp thu NH3: Một số vi khuẩn trong ruột già sẽ hấp thu NH3 vào máu. Để tránh lượng NH3 được hấp thu quá lớn gây hôn mê gan thi nên tránh táo bón và viêm đại tràng, vì táo bón và viêm đại tràng là hai nguyên nhân khiến lượng NH3 được hấp thu nhiều. Thụt rửa đại tràng và dùng thuốc kháng sinh dành cho đường ruột là một lựa chọn phù hợp để điều trị những trường hợp này.
Chức năng bài tiết phân của ruột già
Hậu môn được cấu tạo bởi hai cơ thắt: Cơ thắt trong chính là cơ trơn, được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương. Cơ thắt ngoài chính là cơ vân, chịu sự điều khiển của vỏ não. Được thực hiện theo quy trình như sau:
Khi các phần phía trước ruột già thực hiện chức năng co bóp để đẩy phân xuống trực tràng sẽ làm căng trực tràng khiến trực tràng co bóp tác động đến cơ thắt và mở cơ thắt trong làm kích thích việc đi đại tiện. Lúc này khi chưa đủ các điều kiện thuận tiện để thực hiện động tác đại tiện, đẩy phân dịch chuyển ngược lại lên phía trên trực tràng, trừ khi phân lỏng thì quá trình này hầu như là không thể diễn ra, vì chỉ cần sự co bóp của trực tràng cũng đủ để tống phân ra ngoài.
Sau khi phân đã được tạo hình và đảm bảo được độ mềm cần thiết, cũng như đủ lượng thì sẽ được bài tiết. Lúc này, các chất thải rắn của cơ thể chúng ta lại được hấp thụ một lần cuối cùng ở trực tràng – đoạn cuối cùng của đại tràng (dài tầm vài cm) nối với ống hậu môn. Trong ruột già có một khối ruột dài khoảng 20cm, có khả năng thực hiện các thao tác co bóp để có thể ép chất thải và đẩy ra ngoài cơ thể. Thông thường thì hoạt động co bóp này sẽ mất xuất hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10 phút đến 1h đồng hồ. Khi đại tràng co bóp, chúng ta sẽ cảm thấy đau bụng và muốn đi vệ sinh. Chất nhầy trong đại tràng không chỉ có chức năng làm mềm, kết dính chất thải mà còn có thể tạo một lớp màng ở thành cơ quan này để tránh trầy xước và giảm đi tác hại của các loại vi khuẩn.
Nếu có đầy đủ các điều kiện, thuận tiện cho việc đại tiện tốt, vỏ não chủ động thực hiện động tác rặn đẩy phân ra ngoài. Trung tâm thần kinh đảm nhiệm chức năng phản xạ đại tiện nằm ở các đốt tụy cuối cùng từ S2 đến S4. Nhịn đại tiện lâu ngày có thể làm giảm gây bệnh táo bón.
Thực chất, phân của chúng ta có khối lượng khoảng 100 – 200g/ ngày, chúng chứa khoảng 75% nước, một số ít acid béo, protein không hòa tan, muối khoáng, sắc tố mật, các chất xơ không thể tiêu hóa có trong thức ăn, các loại vi khuẩn và cả những tế bào biểu mô của ruột bị bong ra cũng bị lẫn trong phân đi ra ngoài cơ thể. Chính vì có chứa nhiều vi khuẩn, do đó sau khi đi đại tiện, bạn phải vệ sinh hậu môn và tay sạch sẽ tránh để mắc các bệnh như tiêu chảy , kiết lị… để bảo vệ sức khỏe bản thân.