Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ "Mẹ ốm"

viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ "Mẹ ốm"
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.604
2
1
Ebechyymun
13/12/2022 20:58:37
+5đ tặng

Mẹ tôi vốn vui tính, thích nói thích cười, dẫu cho công việc nhà nông hằng ngày vất vả. Vậy mà mấy hôm nay, mẹ ốm phải nằm một chỗ.

      Mẹ nằm thiêm thiếp sau cánh màn buông lỏng. Ruộng vườn vắng bóng dáng cặm cụi cuốc cày của mẹ. Chắc là nắng mưa bao năm lặn trong đời mẹ giờ đây đã làm cho mẹ ốm. Khắp người mẹ nóng ran, đau nhức, khiến mẹ khó chịu vô cùng.

     Cô bác trong làng kéo đến hỏi thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sĩ ở trạm y tế cũng vào khám bệnh và phát thuốc. Mẹ cố gượng cười cảm ơn. Nhìn vẻ tiều tuỵ của mẹ, em thương đứt ruột!

     Sáng nay, bất chợt trời đổ mưa rào. Cơn mưa ập đến rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Mặt trời lại toả nắng giữa không trung bao la. Trong vườn, ríu rít tiếng chim và thơm ngát mùi trái chín đầu mùa. Chừng như cảm thấy cơn bệnh đã lui, mẹ bước xuống, lần giường tập đi từng bước. Đôi chân cả đời đi gió đi sương, giờ run rẩy đỡ tấm thân gầy của mẹ.

          Tự đáy lòng, em cầu mong mẹ mau hết bệnh, ngày ăn ngon miệng, tối ngủ ngon giấc, để rồi mẹ lại tiếp tục những công việc đồng áng quen thuộc, lại đọc Kiều, ngâm Kiều và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Mẹ ơi! Mẹ là những gì quý giá nhất! Mẹ là quê hương, đất nước, tháng ngày của con!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Hoa Nguyen
13/12/2022 20:59:16
+3đ tặng
Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Người mẹ - nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Từ xưa tới nay, từ Á sang Âu, hình tượng người mẹ luôn tỏa sáng lung linh tấm lòng nhân hậu, bao dung, độ lượng, suốt cả cuộc đời vì chồng vì con, vì quê hương đất nước. Khi viết về người mẹ, mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau, điều đó phụ thuộc vào cung bậc cảm xúc, năng khiếu thẩm mĩ và hình thức thể hiện. Bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm (in trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985) viết về mẹ say lòng người đọc bởi hơi thơ hồn nhiên mà sâu lắng, ngôn từ giản dị nhưng tính khái quát, chiêm nghiệm cao hòa trong mạch cảm xúc yêu thương, kính trọng vô bờ. Đọc khổ thơ đầu, khá thú vị với cách viết của nhà thơ: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Tại sao tác giả không viết: Những mùa vụ mẹ tôi thu hoạch Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng. Khi nói đến mùa vụ, người ta nghĩ ngay đến vụ chiêm vụ mùa. Ngoài vụ chiêm vụ mùa mẹ còn phải gieo trồng rau màu bầu bí, mỗi thứ một tí, gom góp nuôi đàn con khôn lớn. Suy cho cùng, hạt lúa cũng là một loại “quả”, vậy nên “mùa quả” có tính khái quát hơn. Đến câu thơ thứ hai: Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng, người đọc băn khoăn với chữ “trông”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “trông” có những nghĩa sau: 1. Nhìn để nhận biết; 2. Để ý nhìn ngó, coi sóc, giữ cho yên ổn; 3. Mong; 4. Hướng đến với lòng hi vọng, mong được giúp đỡ…Như vậy, chữ “trông” trong câu thơ hiểu với 3 nghĩa trước là đúng; theo nghĩa thứ 4, câu thơ là sự khẳng định: mùa quả của mẹ do mẹ quyết định, chẳng trông ngóng mong chờ vào ai khác. Mặt trời mọc, mặt trăng lặn là sự tiếp nối không ngừng nghỉ của thời gian, tác giả lấy qui luật này để so sánh với mùa quả của mẹ. Thời gian tuần hoàn, liên tiếp, mùa quả của mẹ cũng vậy. Thời gian không ngưng đọng mẹ không ngưng tay. Thời gian có sáng có tối, mùa quả của mẹ khi bội thu lúc thất bát. Cách so sánh mới lạ nhưng hồn nhiên với hình ảnh đẹp: Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Khổ thơ thứ hai, hai câu đầu tác giả đối chiếu: “lũ chúng tôi” với “bí và bầu” trong không gian ba chiều, ngôn từ ngộ nghĩnh của lứa tuổi đồng giao: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Cái hình dáng “lớn xuống” được liên tưởng: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Viết được như vậy đã thể hiện sự biết ơn, đã thấy được công lao to lớn của mẹ. Câu thơ thứ tư, câu kết của khổ hai, không ngừng lại ở đấy, cao hơn, là sự thấu hiểu: Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Giọt mồ hôi rỏ xuống lòng mẹ thầm lặng. Câu thơ thể hiện sự từng trải, chiêm nghiệm. Thầm lặng là âm thầm, lặng lẽ, ít ai biết đến. Nếu tác giả viết: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn, Rỏ xuống vườn cây trái mẹ tôi thì mới dừng lại ở sự vất vả khó nhọc. Với mẹ, vất vả khó nhọc ấy thường tình. Nỗi vất vả lớn hơn mẹ phải gánh chịu là sự cô đơn, nhớ nhung, âm thầm chịu đựng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh lúc ấy, một tay mẹ nuôi đàn con khi chồng “đang đánh giặc cuối trời”, giọt mồ hôi mặn như lại càng mặn hơn. Câu thơ như chìa khóa, giải mã hai câu thơ đầu khổ một. Giờ đây chúng ta hiểu vì sao: “Những mùa quả mẹ tôi hái được/ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng”. Khổ cuối, câu thơ đầu: “Và chúng tôi một thứ quả trên đời” là một so sánh hay, logic, tiếp nối cặp đôi đối xứng ở khổ trước: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên //Còn những bí và bầu thì lớn xuống”. “Bí và bầu” được tác giả dùng đại từ “chúng”. Chúng tôi – chúng nó, lớn lên – lớn xuống đều từ một tay mẹ chăm sóc cả. Nhưng có lẽ là bí và bầu ngoan hơn, mẹ hái chúng biết bao nhiêu mùa vụ. Còn chúng tôi: Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái. Bảy mươi tuổi – “Nhân sinh thất thập cổ lai hi” (Đỗ Phủ), theo logic phổ thông thì những đứa con của mẹ đang độ tuổi 30 – 50. Ba mươi tuổi: “Tam thập nhi lập”; bốn mươi tuổi: “Tứ thập nhi bất hoặc”; năm mươi tuổi: “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Ấy vậy mà mẹ vẫn phải “mong chờ”. Mong chờ con cái phương trưởng, thành đạt về mọi mặt. Mong chờ của mẹ theo suốt từ con sang cháu. Với mẹ, dù con đã “ngũ thập tri thiên mệnh” thì vẫn là đứa con cần quan tâm, bao bọc, chở che như ngày nào. Hai câu cuối của khổ thơ cũng là hai câu kết của bài. Nỗi hoảng sợ của tác giả khi một ngày nào đó mẹ ra đi (ngày bàn tay mẹ mỏi): .Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh “Quả non xanh” – chưa thu hoạch được; “lũ chúng tôi một thứ quả trên đời” – còn non xanh, nghĩa là mẹ chưa được hái. Hiểu được tâm nguyện của mẹ, hiểu được khả năng của mình để luôn luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, đó chính là cái cách báo hiếu tốt nhất. “Hoảng sợ” của tác giả là sự giật mình nhìn lại quãng đời đã qua của bản thân, quảng đường ngắn ngủi còn lại của mẹ. Thời gian có đủ cho con “chín”, cho mẹ được hưởng thành qủa suốt cả cuộc đời âm thầm hi sinh, chăm sóc, mong chờ? Cái giật mình của tác giả cũng là cái giật mình của độc giả, chúng ta vô tâm quá! Chỉ với ba khổ, mười hai câu thơ ngôn từ giản dị nhưng tác giả khắc họa đậm nét hình tượng người mẹ trong lòng độc giả. Giọng điệu thơ có cách nhìn sự vật của trẻ con, có sự chiêm nghiệm, đúc kết, hồi tưởng của người từng trải nhưng đều đồng nhất tấm lòng biết ơn, thấu hiểu. Cảm xúc kính trọng, yêu thương mẹ chân thành, da diết gói gọn trong cấu tứ chặt chẽ, ngôn từ hàm ẩn, tinh tế, tài hoa, bài thơ mãi say lòng người đọc mà mỗi đời thơ có được những bài thơ như thế không nhiều.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×