LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. Liên hệ vai trò của quần chúng nhân dân

Phân tích vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. Liên hệ vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng dưới sự lãnhbđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
238
1
0
Tr Hải
13/12/2022 22:27:15
+5đ tặng

Tất cả các nhà triết học trong lịch sử triết học trước Mác đều không nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong trong tiến trình phát triển của lịch sử. Phải đến khi Mác nhận thức và chỉ rõ vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân là hết sức quan trọng. Quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân được phân tích từ ba góc độ sau đây:

Thứ nhất: Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Thứ hai: Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Thứ ba: Cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật và động lực của mọi cuộc cách mạng thì quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức… của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại.

Tùy vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và trí sáng tạo của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tiến Dũng
13/12/2022 22:28:14
+4đ tặng
1. Khái niệm quần chúng nhân dân

Chính hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức nhằm thực hiện mục đích và lợi ích của mình đã làm cho lịch sử vận động và phát triển qua các giai đoạn khác nhau.

Tuỳ vào điều kiện lịch sử xã hội, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ đặt ra cho mỗi thời đại mà quần chúng nhân dân bao hàm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp khác nhau.

Như vậy, quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.

Khái niệm quần chúng nhân dân được xác định bởi các đặc trưng sau:

Thứ nhất, những người lao động ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân. Như vậy, quần chúng nhân dân có số lượng đông đảo.

Thứ hai, quần chúng nhân dân - những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân.

Thứ ba, những giai cấp những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua các hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Rõ ràng, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động, biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội.

 

2. Vai trò của quần chúng nhân dân

Các trường phái triết học trước Mác đều chưa nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân: Họ phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò của quần chúng nhân dân hoặc cho rằng lịch sử phát triển của xã hội loài người là do lực lượng siêu nhiên quyết định: tôn giáo cho rằng mọi sự thay đổi trong lịch sử là do ý chí của đấng tối cao, do mệnh trời tạo nên và trao quyền cho các cá nhân thực hiện. Chủ nghĩa duy tâm trong triết học đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của các cá nhân lãnh tụ, còn quần chúng nhân dân chỉ là công cụ, là phương tiện để sai khiến. Chủ nghĩa duy vật trước Mác vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về xã hội khi cho rằng: nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là tư tưởng, đạo đức của các vĩ nhân, và chỉ có họ mới sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu, dẫn dắt quần chúng. Có nhà tư tưởng lại đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, phủ nhận vai trò của các vĩ nhân, hoặc không lý giải một cách khoa học vai trò của quần chúng nhân dân.

Đối lập với quan điểm trên, triết học Mác Lênin khẳng định, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, giữ vai trò quyết định đối với tiến trình lịch sử. Bởi vì: một lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng nhân dân. Hơn nữa tư tưởng, tự bản thân nó không làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành động cách mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thực trong đời sống xã hội.

Vai trò sáng tạo chân chính ra lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện ở ba nội dung sau:

Thứ nhất, quần chúng nhân dân giữ vai trò quyết định trong sản xuất ra của cải vật chất, đảm bảo cho xã hội tồn tại, phát triển.

Vì sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, mà quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản để tiến hành sản xuất vật chất, làm cho lực lượng sản xuất phát triển.

Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những sản phẩm vật chất đó chỉ có thể được đáp ứng thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất đông đảo là lao động trí óc và lao động chân tay: họ là người sáng tạo, cải tạo và trực tiếp sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đối tượng lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song, vai trò của khoa học chỉ có thể được phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội của thời đại kinh tế trí thức. Bằng hoạt động thực tiễn của mình, quần chúng nhân dân trực tiếp biến đường lối chính sách kinh tế thành hiện thực. Điều đó khẳng định rằng, hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng.

Nguyên nhân suy đến cùng của cuộc cách mạng xã hội là giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của nhân dân. Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, nhân dân lao động là lực lượng đông đảo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng là sự nghiệp của quần chúng. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Thực tế đã chỉ rõ không có cuộc cách mạng xã hội nào mà chỉ có cá nhân lãnh tụ, không có quần chúng nhân dân.

Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần. Vì quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra đời sống vật chất thì cũng quyết định đời sống tinh thần của xã hội. Triết học Mác không phủ nhận vai trò của các danh nhân văn hóa, nhưng khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học nghệ thuật, văn học đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức…của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị văn hóa chỉ có thể được trường tôn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận, truyền bá sâu rộng và gìn giữ để trở thành giá trị phổ biến.

Tóm lại, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, từ lĩnh vực kinh tế đến chính trị, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau.

Lịch sử tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò sức mạnh của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết”. Đảng cộng sản Việt Nam cũng khẳng định rằng: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng thường trực trong mọi hoạt động sáng tạo của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 

3. Khái niệm lãnh tụ

Trong sự phát triển của lịch sử, khi phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân hình thành và phát triển dẫn tới sự xuất hiện của lãnh tụ. Đó là những cá nhân kiệt xuất.

Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất, trưởng thành từ phong trào của quần chúng, nắm bắt được những vấn đề căn bản nhất trong một lĩnh vực nhất định của hoạt động thực tiễn và lý luận. Đó là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật.

Như vậy, để trở thành lãnh tụ phải là người có phẩm chất cơ bản sau:

Một là, có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại.

Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào nhiệm vụ dân tộc, quốc tế và thời đại.

Ba là, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh vì lợi ích của dân tộc, quốc tế thời đại. Ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, dân tộc khác nhau, thời kỳ khác nhau khi lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết thì tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ từ phong trào quần chúng nhân dân, đáp ứng với yêu cầu của lịch sử. Lênin viết “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”.

Lãnh tụ xuất hiện là tất yếu vì: xã hội loài người vận động phát triển theo các qui luật khách quan vốn có của nó. Hoạt động của con người chỉ thực sự có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội khi họ nắm được và hành động theo qui luật khách quan đó. Nhưng trình độ nhận thức của con người hoàn toàn khác nhau. Không phải bất cứ ai cũng nắm được qui luật vận động của lịch sử. Trong quá trình phát triển lâu dài của phong trào quần chúng, khi lịch sử đòi hỏi, sẽ xuất hiện những cá nhân đáp ứng được yêu cầu đó. Lãnh tụ xã hội là tất yếu.

 

4. Vai trò của lãnh tụ

Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân ở mỗi giai đoạn cách mạng xã hội, lãnh tụ có nhiệm vụ chủ yếu sau:

Trước hết, nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những qui luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trên cơ sở đó mà định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hoạt động cách mạng. Từ đó tổ chức lực lượng, giáo dục thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí hành động của quần chúng nhằm hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng để ra. Từ nhiệm vụ của lãnh tụ, thấy rõ vai trò của lãnh tụ đối với phong trào quần chúng như sau:

Một là, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội: nắm bắt được qui luật vận động khách quan của lịch sử thì lãnh tụ sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua lãnh đạo phong trào quần chúng; ngược lại, nếu không nắm bắt được những qui luật của lịch sử xã hội thì lãnh tụ sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, thậm chí có thể dẫn lịch sử trải qua những bước quanh co, phức tạp.

Hai là, lãnh tụ với vai trò của mình sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã hội, là linh hồn của tổ chức đó. Vì vậy, lãnh tụ là người tổ chức điều khiển và quản lý các tổ chức chính trị, xã hội, có vai trò và ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển và hoạt động của các tổ chức ấy.

Ba là, lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra của thời đại đó. Không có lãnh tụ cho mọi thời đại, chỉ có lãnh tụ gắn với một thời đại nhất định. Sau khi hoàn thành vai trò của mình, lãnh tụ trở thành biểu tượng tinh thần mãi mãi tồn tại trong nhân dân.

 

5. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ

Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ là quan hệ biện chứng, nó được biểu hiện: Thứ nhất, là sự thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ. Không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân, thì cũng không thể xuất hiện lãnh tụ. Những cá nhân kiệt xuất, ưu tú là sản phẩm của thời đại. Vì vậy họ sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng.

Thứ hai, quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục đích và lợi ích của mình. Sự thống nhất về các mục tiêu cách mạng, hành động cách mạng giữa quần chúng nhân dân là lãnh tụ do chính quan hệ lợi ích qui định. Lợi ích biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau: lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa… quan hệ lợi ích là cầu nối, là nội lực để liên kết các cá nhân cũng như quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động. Lợi ích đó cũng vận động, phát triển tuỳ thuộc vào thời đại, vào địa vị lịch sử của giai cấp cầm quyền mà lãnh tụ làm đại biểu, phụ thuộc vào khả năng nhận thức và vận dụng để giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân, giai cấp và tầng lớp xã hội. Như vậy, mức độ thống nhất về lợi ích là cơ sở qui định sự thống nhất hành động giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân trong lịch sử.

Thứ ba, sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện trong vai trò khác nhau của sự tác động đến lịch sử. Cùng đóng vai trò thúc đẩy lịch sử phát triển, nhưng quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển, còn lãnh tụ là người định hướng dẫn dắt phong trào, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.

Bởi vậy, quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ là quan hệ biện chứng vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt.Sự thống nhất biện chứng và sự khác biệt giữa lãnh tụ và phong trào quần chúng thể hiện:

Phong trào quần chúng quyết định sức mạnh, đặc điểm của lãnh tụ. Bởi vì: phong trào cách mạng của quần chúng đòi hỏi phải có lãnh tụ để tổ chức lãnh đạo phong trào đó là yêu cầu khách quan, không có yêu cầu đó không có lãnh tụ xuất hiện. Chính phong trào cách mạng của quần chúng đã đào luyện lãnh tụ của mình. Lãnh tụ luôn gắn với phong trào quần chúng.

Ngược lại, khi lãnh tụ xuất hiện với tài năng, đức độ, uy tín lãnh tụ có ảnh hưởng to lớn đến hướng đi, qui mô, tốc độ và sắc thái của phong trào cách mạng, qua đó tác động đến sự phát triển của lịch sử. Đặc biệt, những thời điểm cách mạng gặp khó khăn, khi thời cơ cách mạng xuất hiện… Sự sáng suốt, tài giỏi, quyết đoán của lãnh tụ giữ vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, vai trò của lãnh tụ có to lớn đến đâu cũng không quyết định toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử, vai trò đó thuộc về quần chúng nhân dân. Lãnh tụ có yếu kém, sai lầm đến đâu cũng chỉ kìm hãm tiến trình phát triển của lịch sử, đến một mức độ nhất định sẽ bị lịch sử đào thải.

Chủ nghĩa Mác Lênin đánh giá rất cao vai trò của cá nhân lãnh tụ trong sự phát triển của lịch sử, nhưng kiên quyết chống lại tệ sùng bái cá nhân. Tệ sùng bái cá nhân là thần thánh hóa cá nhân người lãnh đạo đi đến chỗ chỉ thấy vai trò quyết định tất cả của cá nhân lãnh đạo mà thấy hoặc xem nhẹ vai trò lãnh đạo tập thể và quần chúng nhân dân.

Tệ sùng bái cá nhân tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực như thái độ xu nịnh, quan liêu, gia trưởng, hành động tham nhũng, cũng như mọi tệ nạn khác. Nó phá hoại nghiêm trọng mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ, phá hoại thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Người mắc căn bệnh về sùng bái cá nhân thường đặt mình cao hơn tập thể, đứng ngoài đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Họ không thực hiện đúng nguyên tắc sinh hoạt Đảng, gây chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết.

Vì vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin luôn luôn coi sùng bái cá nhân là một hiện tượng hoàn toàn xa lạ với bản chất, mục đích, lý tưởng của giai cấp công nhân. Những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân như Mác, Ăng ghen và Lênin trong cả cuộc đời mình luôn khiêm tốn, chân thành, không hề tách ra khỏi quần chúng nhân dân, mặc dù họ là những lãnh tụ kiệt xuất được quần chúng tin yêu, tôn kính.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư