**Theo quan điểm duy vật biện chứng:
_Tâm lý người không phải do Thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải là do não tiết ra như gan tiết ra mật, tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua “lăng kính chủ quan”.
_ Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và luôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động, chẳng han:
+ Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên phấn (phản ánh cơ học).
+ Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khí ôxi, đó là phản ánh (phản ứng) hóa học để lại một vết chung của hai hệ thống là nước (2H2 + O2 = 2H2O).
_ Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt:- Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não người – tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não người hình ảnh tinh thần (tâm lí) chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hóa ở trong hệ thần kinh vào não bộ. C. Mác nói: tinh thần, tư tưởng, tâm lí... chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có.
_ Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” (bản “sao chép”, “bản chụp”) về thế giới. Hình ảnh tâm lí là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não. Song hình ảnh tâm lí khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở chỗ:+ Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động – sáng tạo, thí dụ: hình ảnh tâm lí về cuốn sách trong đầu một con người biết chữ, khác xa về chất với hình ảnh vật lí có tính chất “chết cứng”, hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó có ở trong gương.+ Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lí đó, hay nói cách khác, hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lí thể hiện ở chỗ: Mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (về nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực)... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Hay nói cách khác, con người đã phản ánh thế giới bằnghình ảnh tâm lý, thông qua “lăng kính chủ quan” của mình. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện ở chỗ:Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lí với những mức độ, sắc thái khác nhau.Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần.