Giới thiệu tác giả và tác phẩm, tình yêu làng của nhân vật Ông Hai: Tác giả Kim Lân, một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống người dân ở nông thôn. Truyện ngắn “Làng” được ông viết trong thời kì đầu của cách mạng Tháng tám, nhân vật chính của truyện là ông Hai, ông là một người rất yêu mến và gắn bó với ngôi làng Chợ Dầu của mình.
2. Thân bài
- Tình yêu và niềm tự hào của ông Hai về làng chợ Dầu: Trong con mắt của ông, cái gì của làng Chợ Dầu cũng to lớn và đẹp đẽ, đẹp hơn hẳn những thứ của thiên hạ, từ cái phòng thông tin triển lãm mà ông cho là “sáng sủa và rộng rãi nhất vùng”, cao tới cái chòi phát thanh, đến cả cây lúa ngoài đồng
- Tuy sống xa làng nhưng ông luôn hướng về làng: Bởi thế mà khi chiến tranh xảy ra, phải đi tản cư ở nơi khác, ông khoe rất nhiều về làng của mình. Mỗi lần nói về làng Chợ Dầu ấy, ông đều nói với giọng say mê, náo nức lạ thường, “Hai con mắt sáng hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động”
- Khi nghe tin làng theo giặc ông Hai đau đớn, buồn bã: Còn gì đau đớn và tủi nhục hơn khi ông nghe tin cả làng mình theo Tây, chính tình yêu sâu sắc của ông với quê hương đã làm cho ông đau đớn và nhục nhã đến thế “cổ ông cứ nghẹn hẳn lại, da mặt tê rân rân”, trên đường về nhà ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông nằm vật ra mà nước mắt giàn giụa
- Ông Hai sung sướng, vui mừng khi nghe tin cải chính về làng: Ông nghe tin cải chính, nghe rằng giặc nó đốt nhà ông mà ông lại sung sướng khoe rằng “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt sạch! Đốt nhẵn!”, ông vui mừng vì đó chính là minh chứng rằng làng ông không hề theo Tây.
3. Kết bài
Ý nghĩa tình yêu làng của nhân vật Ông Hai: Qua truyện ngắn “Làng”, người đọc cảm nhận được một tình yêu làng quê thật cảm động trong nhân vật ông Hai. Ông không chỉ yêu làng mà còn tự hào, hãnh diện và luôn tin tưởng ngôi làng của mình.