Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích "Chuyện người có gái Nam Xương"

viết bài văn phân tích "Chuyện người có gái Nam Xương"
2 trả lời
Hỏi chi tiết
18
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Phân Tích "Chuyện Người Con Gái Nam Xương"**

"Chuyện người con gái Nam Xương" là một tác phẩm nổi bật trong kho tàng truyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam, thuộc thể loại cổ tích hiện thực. Câu chuyện không chỉ phản ánh cuộc sống của người phụ nữ thời xưa mà còn mang đậm giá trị nhân văn, nỗi đau và bi kịch của thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

**Tóm tắt nội dung:**

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Thị Hến, một người con gái hiền hậu, đảm đang, sống cùng với cha mẹ. Khi lớn lên, Thị Hến có cuộc hôn nhân đẹp với một người chồng tốt, nhưng do biến cố chiến tranh và những hiểu lầm trớ trêu, cuộc sống của cô trở nên bi thảm. Chồng đi lính, lâu ngày không về, trong lúc đó, một người hàng xóm ghen ghét, đã tố cáo về việc cô có tình cảm với người khác. Thị Hến rơi vào cảnh lầm lỗi, bị chồng ruồng bỏ lúc trở về. Cuối cùng, cái kết của câu chuyện thật nghiệt ngã, khi Thị Hến không thể chịu nổi nỗi đau mang tên "sắc tướng" đã tự vẫn.

**Phân tích nhân vật:**

Nhân vật Thị Hến là hình mẫu tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Cô là người phụ nữ chịu đựng số phận, nhẫn nhục và luôn giữ lòng trung thủy với chồng. Tuy nhiên, xã hội và định kiến đã khiến cuộc sống của Thị Hến rơi vào bi kịch. Hình ảnh Thị Hến gợi nhớ đến hình tượng người phụ nữ luôn phải sống trong sự giám sát của cả xã hội và gia đình.

Bên cạnh Thị Hến, nhân vật chồng của cô cũng đáng chú ý. Anh là một người chồng yêu vợ, nhưng đồng thời cũng bị chi phối bởi những định kiến và áp lực từ xã hội. Hình ảnh người chồng thể hiện sự yếu đuối và dễ bị tác động bởi những lời đồn đại, khiến cho tình cảm của anh với Thị Hến trở nên mờ nhạt và dễ dàng tan biến.

**Giá trị nhân văn và xã hội:**

"Chuyện người con gái Nam Xương" không chỉ là một câu chuyện bi thảm, mà còn chất chứa giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm lên án sự bất công trong xã hội, thể hiện nỗi đau và nỗi khổ của người phụ nữ trong bối cảnh phong kiến, nơi mà danh dự và phẩm hạnh phụ thuộc nhiều vào ý kiến của người khác. Qua Thị Hến, tác giả gửi gắm thông điệp mong muốn mọi người cần nhìn nhận và tôn trọng những giá trị thực sự của con người, thay vì chỉ dựa vào những định kiến bề ngoài.

Tác phẩm còn có thể được xem như một lời kêu gọi cho sự công bằng và quyền lợi cho phụ nữ. Thị Hến, dù đã chết, nhưng hình ảnh của cô vẫn sống mãi trong lòng người đọc như một biểu tượng cho sự chịu đựng và khát khao tự do, bình đẳng.

**Kết luận:**

"Chuyện người con gái Nam Xương" là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và ý nghĩa sâu sắc. Qua nhân vật Thị Hến, tác phẩm phản ánh một cách chân thực về thân phận người phụ nữ trong xã hội ngày xưa. Đồng thời, nó cũng là tiếng nói mạnh mẽ kêu gọi sự thay đổi trong cách nhìn nhận và đánh giá phụ nữ, đấu tranh cho quyền lợi và hạnh phúc của họ. Câu chuyện không chỉ để lại những nỗi buồn mà còn khơi gợi trong chúng ta sự đồng cảm và trách nhiệm với những giá trị nhân bản trong cuộc sống.
2
0
Hưngg
25/11 22:10:50
+5đ tặng

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia đúng như nhận định của Nguyễn Du. Người phụ nữ dù được sinh ra trong gia đình thuộc thành phần giai cấp nào, dù tốt đẹp nết na cũng đều cùng chung số phận “bạc mệnh” như nhau. Số phận hẩm hiu đáng thương ấy đã được các nhà văn phản ánh lại trong tác phẩm của mình. Có lẽ tiêu biểu nhất là Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, một tác phẩm nổi tiếng của thế kỉ XVI (Trong tập Truyền kì mạn lục). Đây là một tác phẩm có giá trị sâu sắc về nhiều mặt và đã gây được cảm xúc trong lòng người đọc ở mọi thế hệ.

Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc. Xã hội thời ấy là một xã hội loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên đã làm cho cuộc sống của người dân thật điêu linh khốn khổ. Vì vậy mà họ rất chán ghét chiến tranh. Qua buổi tiễn đưa Trương Sinh ra trận, với những lời dặn dò của bà mẹ, lời tâm sự của Vũ Nương với chồng, ta cũng thấy được thái độ kinh sợ chiến tranh của người dân lúc bấy giờ. Chính chiến tranh đã làm cho vợ phải xa chồng, cha phải xa con... và nó còn là nguyên nhân gây ra bao nỗi bất hạnh cho người 1 vợ nữa. Trương Sinh đi lính, Vũ Thị Thiết ở nhà một mực thủy chung với chồng, thay chồng gánh vác hết mọi công việc gia đình: sinh con, chăm sóc mẹ chồng, lo toan mọi công việc trước sau. Mẹ chồng bệnh lo thuốc thang, mẹ mất lo ma chay, cúng tế đàng hoàng.

Vậy mà khi chồng trở về, nàng chưa được vui sum họp lại gặp tai họa bất ngờ. Bởi anh chồng thất học lại có tính đa nghi, ghen tuông mù quáng chỉ nghe theo lời đứa trẻ ngây thơ không biết xét suy đã vội nghi oan cho vợ. Chỉ vì “cái bóng” vô hình mà Vũ Nương bị mắc oan. Nỗi oan động đất trời lại không thể giãi bày được cùng ai. Bởi cái lễ giáo phong kiến, cái thế lực nam quyền không cho phép người phụ nữ được lên tiếng minh oan. Họ không có một quyền hành gì cả, không được ai bênh vực hay chở che. Cuối cùng nàng phải mang mối oan tình xuống dòng nước bạc. Số phận của người phụ nừ trong xã hội phong kiến là như thế đó! Sợi dây lễ giáo trói buộc người phụ nữ, họ phải mang số phận “bạc mệnh” đến hết cuộc đời. Thậm chí khi được giải oan, dẫu Vũ Nương rất thương nhớ chồng con nhưng cũng không thể nào trở lại cõi trần được vì nơi đó luôn gieo tai họa cho người phụ nữ. Đây là một chi tiết mang giá trị tố cáo cao.

Nó khẳng định được bản chất xấu xa của xã hội phong kiến, một nhà tù giam hãm cuộc đời của người phụ nữ suốt bao thế kỉ. Cả tác phẩm là một bức tranh hiện thực sinh động phản ánh được thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội xưa kia. Đằng sau nỗi khổ của Vũ Nương, ta còn thấy tấm lòng nhân đạo đáng quý của nhà văn. Xuất phát từ tấm lòng yêu thương trân trọng người phụ nữ, Nguyễn Dữ tập trung ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người con gái Nam Xương: đảm đang, hiếu nghĩa, thủy chung. Khi chồng đi lính, nàng một mình làm hết cả vai trò của chồng lẫn vợ không một chút than vãn: nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già. Nàng luôn giữ trọn đạo hiếu đối với cha mẹ, phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ ruột. Đối với chồng, trước sau nàng vẫn giữ trọn nghĩa tình. Biết chồng vốn tính đa nghi, “nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hòa”. Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày được, nàng đã lấy cái chết để chứng thực nghĩa tình của mình.

Lời nguyện thề của Vũ Nương trước khi chết cũng chứng tỏ được tấm lòng trong trắng, thủy chung của nàng. “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Vũ Nương tin ở tấm lòng thủy chung trong trắng của mình nên sau khi chết đã được như lời nguyền. Tiết nghĩa của người con gái Nam Xương như thế! Câu chuyện càng thương tâm, tấm lòng nàng lại càng sáng tỏ. Vũ Thị Thiết là hiện thân của tâm hồn cao đẹp. Trong lòng nàng như không hề gợn một mảy may vẩn đục nào ngoài lòng yêu thương chồng, thương con. Tinh thần nhân đạo của tác phẩm còn bộc lộ rõ rệt trong việc phản ánh nỗi oan của Vũ Nương. Trong khi chế độ phong kiến coi thường quyền sống của người phụ nữ, không hề quan tâm đến nỗi khổ của họ, nguyện vọng của họ, thì truyện ngắn này đã đề cập tới nỗi khổ ấy, xót thương đến nỗi oan ấy. Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ còn đề cao một khát vọng của họ: được tôn trọng. Sau khi vợ chết không chỉ chàng Trương hiểu ra nỗi oan của nàng và lập đàn giải oan, mà tấm lòng trong sáng thủy chung ấy, nỗi khổ ấy còn cảm động đến thần linh. Hình ảnh “Vũ Nương ngồi kiệu hoa, theo sau đó có hơn năm mươi chiếc xe, cờ tán võng lọng rực rỡ” thật là đẹp đẽ. Đó là phần thưởng, là niềm an ủi cho nàng. Đồng thời nó cũng thể hiện được ước mơ của tác giả, của nhân dân ta ngày xưa.

Bên cạnh đó, truyện còn có nhiều thành công về mặt nghệ thuật. Đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện giàu kịch tính. Những chỗ thắt nút, mở nút, bất ngờ mà vẫn hợp lí. Người đọc bất ngờ vì những câu nói ngây thơ của đứa trẻ lần đầu gặp cha, sửng sốt và thương tâm trước cái chết của người vợ, càng bàng hoàng khi đọc đến chi tiết: đứa con chỉ bóng cha in trên vách mà nói: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Thì ra nguyên nhân nỗi đau khổ, nỗi oan ức của một con người, sự tan nát của một gia đình chỉ vì một “cái bóng” qua lời nói của trẻ thơ. Chính chi tiết đó làm nỗi oan nổi rõ lên với tất cả cái bi thảm của nó. Các nhân vật trong truyện tuy chưa thật sự có cá tính rõ rệt nhưng cũng biểu hiện được với một vài đặc điểm khá sắc sảo: đứa trẻ thì vô tư, người vợ thảo hiền thủy chung cam chịu, người chồng vừa nóng nảy hay ghen lại vừa cả tin nhẹ dạ. Truyện lại kết hợp chất hiện thực với những yếu tố hoang đường kì diệu gây hứng thú cho người đọc.Tuy nhiên do được viết bằng chữ Hán, với những cách diễn đạt bóng bẩy và ít nhiều công thức, ngôn ngữ của truyện còn gây cho ta cảm giác thiếu tự nhiên ta chưa biết được thực sự lời nói của cha ông ta ngày ấy. Nhưng dẫu sao, đây cũng là một truyện ngắn đầu tiên của văn học Việt Nam có những thành công sắc sảo.

Tóm lại, Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện tình đầy oan khuất. Qua truyện, ta hiểu được sự bất công phi lí của xã hội phong kiến đã đem đến nỗi đau khổ cho người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI làm sáng ngời phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Dẫu đã trải qua nhiều thế kỉ, nhưng thời gian vẫn không làm giảm đi giá trị của tác phẩm văn học đặc sắc này. Tác phẩm là một trong những viên đá đầu tiên đã góp phần xây dựng nên ngôi nhà lớn văn xuôi Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Amelinda
25/11 22:44:12
+3đ tặng

"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ không chỉ là một câu chuyện tình yêu bi kịch mà còn là một bức tranh chân thực về xã hội phong kiến, đồng thời là tiếng lòng tố cáo những bất công của cuộc đời. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bởi cốt truyện cảm động, nhân vật sinh động và những giá trị nhân văn sâu sắc.

Vũ Nương, nhân vật chính của câu chuyện, hiện lên với hình ảnh một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng không chỉ xinh đẹp mà còn rất đảm đang, tháo vát. Nàng là một người vợ chung thủy, luôn hết lòng chăm sóc chồng con, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng. Khi chồng đi lính, nàng một mình nuôi con, chăm sóc mẹ già. Dù sống trong cảnh cô đơn, nàng vẫn giữ trọn tấm lòng thủy chung với chồng.

Tuy nhiên, số phận trớ trêu đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch. Sự đa nghi, ghen tuông mù quáng của Trương Sinh đã khiến nàng phải chịu nỗi oan tình không thể nào tha thứ. Cái chết của Vũ Nương là một bi kịch không chỉ của riêng nàng mà còn là bi kịch của xã hội phong kiến với những định kiến, những hủ tục lạc hậu.

Qua hình ảnh Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã lên án xã hội phong kiến bất công, trọng nam khinh nữ. Trong xã hội ấy, người phụ nữ luôn bị đặt vào vị trí thấp kém, phải chịu nhiều thiệt thòi. Họ không có quyền tự quyết, phải phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới. Vũ Nương là nạn nhân của một xã hội như vậy.

Bên cạnh đó, tác phẩm còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Vũ Nương là biểu tượng cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: dịu dàng, đảm đang, chung thủy. Dù phải chịu nhiều đau khổ, nàng vẫn giữ trọn tấm lòng lương thiện.

Hình ảnh Vũ Nương hiện về bên sông, nói chuyện với con, là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Nó không chỉ thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự sống sau cái chết mà còn khẳng định sự trong trắng, oan khuất của nàng. Cái chết của Vũ Nương không phải là kết thúc mà là một sự giải thoát.

"Chuyện người con gái Nam Xương" không chỉ là một câu chuyện tình yêu bi kịch mà còn là một bài học về cuộc sống. Tác phẩm nhắc nhở chúng ta về giá trị của tình yêu, sự chung thủy, lòng nhân hậu. Đồng thời, nó cũng là lời cảnh tỉnh về những hậu quả của sự đa nghi, ghen tuông và sự bất công trong xã hội.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là một tác phẩm văn học có giá trị nhân văn sâu sắc. Qua câu chuyện về số phận bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã lên án xã hội phong kiến bất công và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay, nhắc nhở chúng ta về những bài học về cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K