Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng

1. Vì sao năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?

2. Đánh giá vai trò của Lê nin đối với cách mạng tháng Mười Nga?

3.  Liên hệ tác động của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng  thế giới và Việt Nam

4. Trình bày nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 ?

5. Phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với các nước tư bản châu Âu, nước Mĩ?

6. Biện pháp của các nước Châu Âu, nước Mĩ để thoát khỏi khủng hoảng 1929 - 1933

7.: Nêu các phong trào giành độc lập tiêu biểu ở Đông Nam Á (1918 - 1939)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
90
1
0
Tiến Dũng
18/12/2022 17:09:51
+5đ tặng
1.

Năm 1917 ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng vì:

- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) . Tuy nhiên, cùng lúc ấy, tại nước Nga tồn tại 2 chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)

2

Cách mạng Tháng Mười thành công đã tạo nên những bước ngoặt lịch sử vĩ đại.

Đối với nước Nga.

Trước hết, đưa đất nước thoát khỏi chiến tranh đế quốc và giải phóng nước Nga khỏi “nhà tù của các dân tộc”. Sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, Nhà nước Xô viết đã sớm thông qua các văn kiện pháp lý và bảo đảm trên thực tế quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng và quyền được sống trong hòa bình của tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Nga; trên cơ sở đó, thiết lập và củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc. Chính quyền Xô viết tạo điều kiện cho hơn một trăm triệu người lao động thuộc mọi dân tộc từng bị áp bức, bị bóc lột đứng lên thực hiện vai trò làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh của mình.

Tiếp đó, khai sinh một chế độ chính trị - xã hội kiểu mới, khác về chất so với tất cả các chế độ chính trị - xã hội đã và đang tồn tại đến lúc đó trên thế giới. Nhà nước Xô viết là nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, giai cấp vô sản Nga, với đội tiên phong là Đảng Bôn-sê-vích, lần đầu tiên trở thành giai cấp cầm quyền. Nhà nước Xô viết thủ tiêu quyền tư hữu đối với những tư liệu sản xuất cơ bản; đặt nền tảng xây dựng một xã hội mới có mục tiêu tối thượng là đưa lại hòa bình, an ninh, ấm no và công bằng cho tất cả mọi người; xác lập trên thực tế một nền dân chủ cho số đông, bảo đảm lợi ích và quyền lực thực sự của người lao động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy đã khơi dậy, phát huy mạnh mẽ sức mạnh, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân.

Cách mạng Tháng Mười cũng đặt nền móng tạo dựng và gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới hùng mạnh, đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như có vai trò, vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Nhà nước Xô viết thay đổi triệt để các nguyên tắc đối ngoại, lấy chủ nghĩa quốc tế vô sản thay thế chủ nghĩa dân tộc tư sản vị kỷ, đồng thời kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại vì hòa bình.


V.I. Lê-nin - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới _Tranh: Tư liệu

Đối với thế giới.

Một là, đánh dấu bước chuyển biến về chất của chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã trở thành hiện thực, và hiện thực đó minh chứng cho bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cũng như sự đúng đắn của phép biện chứng duy vật. Thành công của Cách mạng Tháng Mười là kết quả hợp quy luật của sự phát triển lý luận và thực tiễn đấu tranh qua nhiều thế kỷ của nhân dân lao động trên toàn thế giới; đáp ứng khát vọng lâu đời về tự do và giải phóng con người của nhân loại; cung cấp những bài học lịch sử vô giá về lý luận và thực tiễn cho các cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Hai là, chấm dứt thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế - chính trị thế giới, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười khởi nguồn và dẫn tới bước chuyển biến mới của phong trào cách mạng thế giới về nội dung, đường lối và phương pháp phát triển, làm thay đổi căn bản tiến trình lịch sử thế giới theo hướng tích cực: Các đảng mác-xít lê-nin-nít ra đời ở hàng chục quốc gia; Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập (tháng 3-1919), đã dần loại bỏ những phần tử cơ hội chủ nghĩa, giúp các đảng cộng sản vững mạnh hơn về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đồng thời hậu thuẫn mạnh mẽ cho phong trào cách mạng tại nhiều nước. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, đóng vai trò đối trọng với chủ nghĩa tư bản. Gần cuối thế kỷ XX, chủ yếu do những nguyên nhân nội tại(1), mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhưng sự biến đổi đó không làm thay đổi tính chất quá độ của thời đại, vì đây là quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại.

Ba là, mở đường và khai sáng cho kỷ nguyên mới của phát triển và tiến bộ xã hội. Hạn chế lịch sử của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đặt nhân loại trước một thách thức chung là tìm con đường giải phóng khỏi chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Cách mạng Tháng Mười đáp ứng những yêu cầu lịch sử cấp bách đó, tìm kiếm và khai phá một con đường chưa từng có để nhân loại thực hiện mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội; cổ vũ cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội ở cả các nước tư bản phát triển. Chủ nghĩa tư bản đã phải tiếp thu một số mặt ưu việt của chủ nghĩa xã hội để điều chỉnh và thích nghi với thời đại, song không thay đổi bản chất bóc lột, áp bức, bất công.

Bốn là, cổ vũ, tạo động lực, giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành quyền tự do, quyền làm chủ vận mệnh của mình, quyền bình đẳng trong cộng đồng quốc tế của nhân dân Á - Phi - Mỹ La-tinh đã trở thành một cao trào cách mạng chưa từng có. Kết quả là trong nửa sau thế kỷ XX, hơn 100 nước thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập, có chủ quyền, chủ thể pháp lý quốc tế. Hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân, đế quốc thiết lập trong suốt 5 thế kỷ hoàn toàn sụp đổ. 

Năm là, khai sinh và đấu tranh cho một kiểu quan hệ quốc tế hoàn toàn mới, theo những nguyên tắc phản ánh bản chất của chế độ Xô viết: 1- Hòa bình và hữu nghị; chống chính sách xâm lược và chiến tranh đế quốc; 2- Dân chủ, công bằng và bình đẳng trong quan hệ giữa tất cả các quốc gia - dân tộc; 3- Cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư