Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc điểm thể thơ lục bát

đặt điểm thể thơ lục bát
+số câu?
+số chữ?
+ngắt nhịp?
+gieo vần?
+thanh điệu?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
259
1
0
Ẩ_N
18/12/2022 17:20:45
+5đ tặng
Mỗi loại thơ đều có đặc điểm riêng, vậy đặc điểm của thể thơ lục bát là gì?
 
– Thứ nhất: Về cố câu, số tiếng của thơ lục bát
+ Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
 
+ Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
 
Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát cũng không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát, tuy nhiên khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:
 
“Công cha như núi Thái Sơn
 
 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 
Một lòng thờ mẹ kính cha
 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
 
Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Cụ thể Đặc điểm của thể thơ lục bát là gì sẽ được giải đáp ở phần tiếp của bài viết.
 
– Thứ hai: Về cách gieo vần
+ Thông thường âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.
 
+ Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.
 
+ Ví dụ:
 
Bây giờ mận mới hỏi đào,
 
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
 
Mận hỏi thì đào xin thưa,
 
 
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
 
( Khuyết danh).
 
Trong bài trên âm tiết cuối của dòng sáu tiếng “đào, thưa” hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp “vào, chưa”.
 
– Thứ ba: Về nhịp và đối trong thơ lục bát
+ Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển tùy thuộc nhịp bài thơ: Với câu lục thường là nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.
 
+ Ví dụ:
 
“Mình về/ mình có/ nhớ ta?
 
Mười lăm năm ấy/ thiết tha mặn nồng.
 
Mình về/ mình có/ nhớ không
 
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”.
 
(Việt Bắc, Tố Hữu).
 
 
+ Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.
 
– Thứ tư: Về thanh điệu của bài thơ Lục bát
Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Chữ thữ thứ hai và chữ thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.
 
+ Ví dụ:
 
“Trăm năm trong cõi người ta
 
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau“
 
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 
Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2,4,6. Câu lục là B – T – B “năm – cõi – ta”; câu bát là B – T – B – B “tài – mệnh – là – nhau”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư