I. ĐỌC- HIỂU
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Trong bài thơ “ Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
“Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng,
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi,
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
[….]
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
Nguyễn Duy ,Trích “Cát trắng”, NXB Quân đội nhân dân, 1973
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào? (2)
A. Thơ tự do B. Thơ 5 chữ C. Thơ lục bát biến thể D. Thơ song thất lục bát
Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ: (2)
Chẳng may thân gãy cành rơi,
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
A. 2/2/2 và 2/3/3
B. 2/2/2 và 1/2/5
C. 2/2/2 và 2/4/2
D. 2/2/2 và 4/4
Câu 3. Xét theo cấu tạo, từ “Bão bùng” trong đoạn trích trên thuộc kiểu từ gì? (5)
A. Từ láy C. Từ ghép
B. Từ đơn đa âm tiết D. Từ đơn
Câu 4. Hình ảnh cây tre trong đoạn trích mang biểu tượng của: (7)
A. Người anh hùng làng Gióng C. Dân tộc Việt Nam
B. Người nông dân lao động D. Người chiến sĩ đánh giặc
Câu 5. Vẻ đẹp nào của con người được ca ngợi qua hình ảnh thơ sau: (7)
Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
A. Đoàn kết, tương thân tương ái B. Yêu thương, gắn bó
C. Hòa đồng, vui vẻ D. Gần gũi, thân thiện
Câu 6. Nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc gì khi viết về cây tre Việt Nam? (6)
A. Yêu quý, thích thú trước vẻ đẹp của cây tre
B. Tự hào, hãnh diện, yêu quý cây tre Việt Nam
C. Thương xót vì cây tre vất vả
D. Hạnh phúc, vui vẻ khi có cây tre làm bạn
Câu 7. Dòng nào sau đây chính xác nhất với nghĩa ẩn dụ của câu thơ “ nòi tre đâu chịu mọc cong”? (7)
A. Sự ngay thẳng, cương trực, trẻ trung
B. Dáng tre mọc vươn thẳng, mạnh mẽ
C. Rất cứng, thẳng đứng, khó bẻ cong
D. Sự ngay thẳng, hiên ngang, bất khuất
Câu 8. Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ qua 3 câu thơ in đậm ở đoạn cuối của đoạn trích là: (8)
A. Khẳng định thời gian càng trôi qua, cây tre càng xanh tốt.
B. Khẳng định sự trường tồn bất diệt của cây tre với thời gian.
C. Liên kết 3 câu thơ với toàn bài, tạo thể thống nhất của văn bản
D. Tạo nên điệp khúc du dương trầm bổng cho câu thơ
Câu 9. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em sau khi đọc xong những dòng thơ trên, trích trong bài “ Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy? (9)
Câu 10. Với tư cách là một mầm non tương lai của đất nước Việt Nam, em sẽ làm gì để xứng đáng với truyền thống của dân tộc? (9)
II. VIẾT
Câu 1:
a.Nội dung của bài thơ trên là gì? Chỉ ra thông điệp tác giả muốn gửi găm?
b. Tìm các biện pháp tu từ có trong bài thơ trên ? Chỉ ra tác dụng của BPTT đó?
Câu 2:
Tuổi thơ mỗi con người đều có những kỉ niệm vui buồn. Mỗi kỉ niệm là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ của chúng ta. Hãy viết một bài văn kể lại kỉ niệm khó quên đó.
------------------------- Hết -------------------------
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |