thế nào là từ đồng nghĩa gần nghĩa?Mỗi loại lấy 5 ví dụ
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Từ đồng nghĩa có thể được chia thành 2 loại:
– Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: hổ = cọp = hùm; mẹ = má = u,…
– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: ăn = xơi = chén,… (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).
Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa với từ rọi, trông
– Từ đồng nghĩa với từ rọi: Soi, chiếu
– Từ đồng nghĩa với từ trông: Nhìn, nhòm, ngó, dòm…
Ví dụ: Từ “trông” có nhiều nghĩa khác nhau:
– Trông – nhìn (từ đồng nghĩa là ngó, nhòm, liêc…)
– Trông – chăm sóc (từ đồng nghĩa là giữ gìn, coi sóc…)
– Trông – đợi (từ đồng nghĩa là chờ, mong, ngóng…
Ví dụ : Các từ như chết = mất = qua đời = hy sinh = băng hà
+ Con gà đã chết do bị một chiếc xe ô tô tải đâm vào
+ Ông cụ đã mất sau một thời gian chiến đấu với bệnh tật.
+ Ông tôi, ông ấy đã hi sinh trên chiến trường một cách rất anh dũng
+ Nhà vua sau thời gian điều trị bệnh đã băng hà
+ Câu chuyện Lão Hạc qua đời, đã để lại cho chúng tôi một bài học đáng nhớ về sự thống khổ.
Ví dụ: “trái thơm” và “ trái dứa” là hai từ dùng để chỉ cùng một loại trái cây. Tuy nhiên “trái thơm” là từ được người miền Nam hay dùng, còn “trái dứa” là từ người miền Bắc hay dùng.