/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim
a/ Cấu tạo tim
* Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái. Mỗi
nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Thành tim gồm ba lớp. Ngoài
cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt.
+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu nhận
máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất. Còn tâm thất có nhiệm vụ tống máu vào phổi đi nuôi
cơ thể.
+ Thành của hai tâm thất cũng không hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thất trái dày hơn thành
của tâm thất phải vì áp lực cần thiết để tống máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ (khoảng 30
mmHg) nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực tống máu vào vòng tuần hoàn lớn (khoảng 12 mmHg)
Hệ thống van tim cấu tạo cũng rất phù hợp với chức năng tạo áp lực cho dòng máu và giúp máu
di chuyển một chiều
+ Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ
xuống tâm thất. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất
trái là van hai lá. Van hai lá chắc chắn hơn van ba lá, phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất
trái.
+ Ngoài ra, giữa các tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi còn có van thất động (van bán
nguyệt hoặc van tổ chim).
+ Chất bao ngoài van tim có bản chất là mucoprotein.
+ Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ
ở thành trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất
của tim
* Tim được bao bọc bởi màng tim ( màng bao tim). Trong màng có một ít dịch giúp giảm ma
sát khi tim co bóp
* Tim có hệ thống các mạch máu cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào cơ
tim
b/ Cấu tạo của tế bào cơ tim
Mô cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng co bóp của tim và
chiếm gần 50% khối lượng của tim.
+ Cơ tim vừa có tính chất của cơ vân, vừa có tính chất của cơ trơn. Các sợi cơ tim cũng có
những vân ngang như sợi cơ vân, ngoài ra nhân không nằm ở gần màng mà nằm ở giữa sợi cơ.
+ Sợi cơ tim ngắn (dài 50-100μm, đường kính 10-20μm) phân nhánh, dày để chịu được áp lực
cao khi bơm máu.
+ Ngoài ra trong sợi cơ tim có rất nhiều ti thể để cung cấp đủ năng lượng cho sợi cơ khi hoạt
động. Đặc biệt trong sợi cơ tim có Mioglobin để dự trữ oxi.
+ Mạng cơ tương kém phát triển so với cơ xương. Các ống ngang T lớn hơn ở cơ xương và lấy
ion Canxi bổ sung ở ngoại bào khi bị kích thích.
Các sợi cơ tim được nối với nhau bởi các đĩa nối cách nhau chỉ khoảng 2 nm tạo thành một khối
hợp bào.
+ Tại đây điện trở của màng rất thấp nên hưng phấn có thể truyền qua dễ dàng từ sợi cơ này
sang sợi cơ khác. Vì vậy khi một tế bào cơ tim hưng phấn thì sóng hưng phấn nhanh chóng
truyền đến toàn bộ các sợi cơ của tim.
+ Thành phần dịch bào tại hai phía của đĩa nối cũng rất giống nhau (nồng độ K+ cao, nồng độ
Ca2+ thấp) tạo điều kiện cho truyền tin hóa học diễn ra dễ dàng.
+ Ngoài ra giữa hai tế bào cơ tim liên tiếp còn có kênh ion chung giúp cho điện thế hoạt động
lan truyền rất nhanh qua các tế bào cơ tim.
=> Tất cả điều này làm cho các tế bào cơ tim co gần như đồng thời, tạo áp lực lớn đẩy máu vào
động mạch
c/ Hệ dẫn truyền tim
* Một số tế bào cơ tim đặc biệt biệt hóa thành hệ dẫn truyền tim, bao gồm nút xoang nhĩ, nút
nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
* Nút xoang nhĩ:nằm ở vùng tiếp giáp giữa tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, dài khoảng 15
mm, rộng 3 mm và dày 1mm. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của
tim. Nút xoang nhĩ không có điện thế ổn định như phần lớn các tế bào khác của cơ thể. Các sợi
của nút xoang nhĩ liên hệ với các sợi của tâm nhĩ và nút nhĩ thất. Bởi vậy xung động phát sinh
trong nút xoang nhĩ được dẫn truyền trực tiếp tới tâm nhĩ và nút nhĩ thất
* Nút nhĩ thất: nằm ở thành của tâm nhĩ phải, trên nền vách nhĩ thất cạnh lỗ xoang tĩnh mạch
vành. Từ nút nhĩ thất xuất phát các sợi tạo thành bó His đi xuống phía dưới. Khi tới cuối vách
liên thất thì bó His chia thành hai nhánh nhỏ chạy tới các sợi cơ tim gọi là mạng Puoockin.
Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm và dây mê tẩu. Bó
His chỉ nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm
* Tế bào cơ tim có thời gian co kéo dài hay ngắn tùy ngăn tim. Cụ thể: tế bào cơ thành tâm nhĩ
co kéo dài 100‰ giây, trong khi tế bà thành cơ các tâm thất co kéo dai 250‰ - 300‰ giây, đủ
để máu tống đi khỏi ngăn tim vào hệ mạch của vòng tuần hoàn nhỏ hoặc lớn.
Thích · 2 Bình luận · 1