LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết báo cáo về nền kinh tế của Nhật Bản

Báo cáo về nền kinh tế của Nhật Bản. ( ít nhất hơn 1 trang giấy )
1 trả lời
Hỏi chi tiết
183
0
0
Phương Huyền Nguyễn
23/12/2022 11:08:23
+5đ tặng

Giai đoạn sau 1995, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu đi vào pha thoái trào của một chu kì kinh tế lớn, sự sụp đổ của Bong bóng Tài sản (giai đoạn 1990) đã tàn phá và ảnh hưởng sâu sắc đến nội tại của nền kinh tế Nhật Bản. Độ mở cao của nền kinh tế trong thời kỳ sau năm 2000 đã khiến Nhật Bản tiếp tục hứng chịu ảnh hưởng mạnh từ các cuộc suy thoai đến từ bên ngoài như Bong bóng Dot-com (giai đoạn 2000), Khủng hoảng Cho vay dưới Chuẩn tại Mỹ (giai đoạn 2008).

GDP Nhật Bản đã tăng mạnh trở lại trong giai đoạn sau 2010 khi Chính sách kích thích Kinh tế (Abenomics) bắt đầu có hiệu lực khi Thủ tướng này đắc cử vào năm 2012. GDP Nhật Bản lại chứng kiến cú giảm mạnh trong giai đoạn 2014-2015 do việc chinh phủ tăng thuế tiêu dùng vào tháng 4/2014, điều này khiến cho khu vực chi tiêu cá nhân, vốn chiếm 60% trong cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể hiểu sự suy giảm này chỉ mang tinh nhất thời khi GDP của Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại từ năm 2016 và chỉ ghi nhận lần suy thoai tiếp theo do dịch bệnh corona vào năm 2020.

Tuy nổi tiếng với nền công nghiệp chế tạo xuất khẩu, thực chất Nhật Bản là nước nhập siêu trong nhiều năm. Theo thống kê của Bộ Tài Chính Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 2020 đạt 68.4 tỷ yên (595 triệu USD), trong khi kim ngạch nhập khẩu là 68.1 tỷ yên (591.7 triệu USD), và đây là lần đầu tiên Nhật Bản đạt trạng thái xuất siêu kể từ năm 2018.

Năm 2020, Nhật Bản này xuất khẩu chủ yếu là xe hơi (chiếm 14% kim ngạch xuất khẩu), thiết bị phụ tùng bán dẫn (6%), phụ tùng xe hơi (4.3%), sắt theo (3.8%),… đây là đặc trưng của nền kinh tế với thế mạnh về sản xuất ô tô và công nghiệp chế tạo. Ở chiều ngược lại, dầu lửa và nhiên liệu thô chiếm 6.8% kim ngạch nhập khẩu, khí gas hóa lỏng chiếm 4.7%, dược phẩm chiếm 4.7% là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản. Nhật Bản là đất nước vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, do đó, các loại nhiên liệu chiếm tỷ trong rất cao trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản.

Đặc biệt trong năm 2020, đối tác xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc (chiếm 22% tổng kim ngạch), đây là lần đầu tiên Trung Quốc vượt Mỹ (18.4%) để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản. Ở chiều nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất và chiếm kim ngạch tỷ trọng kim ngạch áp đảo (25.8%) so với các quốc gia khác là Mỹ (11%), Úc (5.6%), Đài Loan (4.2%). Ngoài ra, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9, đồng thời là đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Nhật Bản.
 

Theo báo cáo từ Tổng Vụ Nhật Bản năm 2020, dân số Nhật Bản là 125.3 triệu người. Dân số Nhật Bản đã giảm 868.000 người (khoảng 0,02% dân số) trong 5 năm từ 2015 đến 2020. Kể từ những năm 1970, tỷ lệ sinh của Nhật Bản luôn duy trì ở mức thấp, và dân số Nhật Bản đã tạo đỉnh vào năm 2010.

Dân số Nhật Bản được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm, thậm chí là với tốc độ nhanh hơn trong những năm tiếp theo. Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về An sinh Xã hội và các Vấn đề Dân số (Nhật Bản) (2020) dự đoán rằng sự suy giảm dân số của Nhật Bản sẽ tăng nhanh sau năm 2020 và sẽ giảm khoảng 900.000 người mỗi năm cho đến năm 2045. Dân số Nhật Bản được dự báo chỉ còn 106,4 triệu người vào năm 2045, với 55,8 triệu lao động, đặc biệt là những người trong độ tuổi 15-64, giảm 24,7% so với năm 2020.

Tỷ lệ sinh giảm và dân số già của Nhật Bản vẫn sẽ tiếp diễn, và tình trạng thiếu lao động trong nước được dự báo sẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai. Ngoài ra, do dân số giảm khiến tiêu thụ nội địa ở Nhật Bản cũng suy giảm theo, thị trường tiêu thụ truyền thống của các công ty Nhật Bản chắc chắn sẽ bị thu hẹp. Đây cũng là một trong những lý do khiến các công ty Nhật Bản ngày càng mở rộng việc thanh lập cơ sản sản xuất và kinh doanh tại nước ngoai để giải quyết vấn đề về lao động và nhu cầu nội địa suy yếu.

Hầu hết người Việt Nam đều quen thuộc với cụm từ “lạm phát”, tuy nhiên “giảm phát” là khái niệm khá xa lạ với những người đang không học tập, làm việc trong chuyên ngành kinh tế.

Giảm phát là tinh trạng trái ngược hoàn toàn với lạm phát, hay nói cách khác, đây là tinh trạng nguồn cung cấp hàng hòa và dịch vụ bị dư thừa với với nhu cầu tiêu thụ.

Giảm phát sẽ tạo ra tình trạng giá cả hàng hóa bị sụt giảm do cung nhiều hơn cầu, dẫn đến người dân sẽ ít chi tiêu để chờ giá cả hàng hóa giảm xuống trong tương lai, việc này lại dẫn đến việc các công ty sản xuất lại buộc phải hạ giá bán hoặc sản xuất ít hàng hóa hơn. Và kết quả của quá trinh này là các công ty sẽ cắt giảm nhân công, lương thưởng, và chi tiêu của người dân lại suy giảm. Vòng trơn giảm phát sẽ lại tiếp tục, tạo ra sức phá hoại kinh tế nặng nề.  

Tỷ lệ lạm phát cùng GDP của Nhật Bản đã bước vào chu kì suy giảm kể từ năm 1990, sự sụp đổ của “bong bóng tài sản” vào năm 1991, đi kèm với sự điều hanh sai lầm trong chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) đã khiến quốc gia này rơi vào tinh trạng giảm phát kéo dài đến giai đoạn 2010.
Việc Thủ tướng Shinzo Abe (vừa từ chức do vấn đề sức khỏe vào năm 2020) đắc cử vào năm 2012 đã tạo ra một thập niên phục hồi. Chính sách “Abenomics” với 3 “mũi tên” ba gồm chính sách tài khoa nới lỏng, chinh sách tiền tệ mạnh mẽ và khuyến khích đầu tư tư nhân đã khiến nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và cải thiện tình trạng giảm phát tại Nhật Bản. Tuy nhiên, việc thói quen tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu đã được hình thành tại Nhật Bản trong nhiều năm đã khiến các chinh sách tiền tệ và tài khóa của chinh phủ trở kém hiệu quả hơn và chính phủ Nhật Bản đã phải phải tốn nhiều nguồn lực hơn để kích thích nền kinh tế, đặc biệt là trong tình hình dịch covid trong 2 năm gần đây. Theo Bộ Tài Chính Nhật Bản, nợ công của quốc gia này trong năm 2020 đã tăng lên mức 11 nghìn tỷ USD (tức khoảng 266% GDP), và tiếp tục phá vỡ mức kỷ lục về nợ công lần thứ 5 liên tiếp trong 5 năm.
 

3,3 nghìn tỷ USD, đây là giá trị tài sản ròng mà chính phủ quốc gia, các công ty và nhà đầu tư Nhật Bản nắm giữ tại nước ngoài tính đến tháng 4/2021 (Năm tài chính của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 và kết thúc vào 31 tháng 3 năm sau). Tiếp theo đó, chính phủ và các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ Đức đứng vị trí thứ hai với tài sản ròng ở nước ngoài là 2.960 tỷ USD, Hong Kong là 2.050 tỷ USD và Trung Quốc là 2.040 tỷ USD.

Việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chinh phủ Nhật Bản tiếp tục duy trì ngôi vị đứng đầu thế giới trong 30 năm liên tiếp cho thấy sức ảnh hưởng và vị thế của nền kinh tế Nhật Bản trên toàn cầu.

Ngoài ra, đồng Yên (円), đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng ở Nhật Bản. Đây là đồng tiền dự trữ nhiều thứ 2 thế giới sau đồng USD và được sự dụng trong giao dịch quốc tế nhiều thứ 3 trên thế giới sau USD và đồng EURO. Đây được coi là đại diện cho vị thế và sức mạnh, sức ảnh hưởng của nền công nghiệp chế tạo và xuất khẩu của Nhật Bản.
 

Thập niên mất mát là dấu chấm hết cho chu kì phát triển rực rỡ và mạnh mẽ sau giai đoạn phục hồi sau chiến tranh, thời kì GDP Nhật Bản tăng trưởng trung bình 10%/ năm. Bong bóng tài sản tại Nhật Bản chỉ mất 5 năm từ 1986 đến 1991 để hình thành nhưng hậu quả đã kéo dài đến tận ngày nay.

Bóng bóng tài sản tại Nhật bắt đầu từ một hiệp ước nổi tiếng “Hiệp ước Plaza” (năm 1985), thông qua đó chính phủ Nhật Bản đã đồng ý với với Mỹ về việc hạ giá đồng USD và tăng giá trị đồng Yen Nhật. Việc này khiến cho người tiêu dùng Nhật Bản trở nên giàu có trong phút chốc và thúc đẩy nhu cầu mua sắm hàng hóa từ nước ngoai tăng đột biến. Tuy nhiên, hệ quả sau đó là giá trị của đồng Yên đã tiếp tục tăng mạnh nằm ngoai khả năng kiểm soát của Ngân hàng Trung Ương (BOJ). Đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế do đồng yên tăng giá quá mạnh đã thúc đẩy BOJ thực hiện hạ lãi suất điều hanh, việc này đã khiến cung tiền của BOJ ra nền kinh tế lúc này tăng mạnh chưa từng có, dòng tiền đã đổ vào thị trường nhà đất và cổ phiếu khiến chỉ số Nikkei 225 (chỉ số chứng khoán đại diện của Nhật Bản) đạt đỉnh lịch sử gần 39.000 điểm vào năm 1989.
 

Bong bóng tài sản đã nổ tung vào đầu năm 1990 khi BOJ quyết định nâng lãi suất điều hành và thắt chặt cho vay mua bất động sản do sức ép từ việc giá cả tài sản và hàng hóa tăng phi mã. Giá nhà đất và cổ phiếu đã tuột dốc không phanh và các doanh nghiệp vay nợ với tài sản đảm bảo bằng bất động sản hay cổ phiếu, trái phiếu bắt đầu mất dần khả năng thanh toán, phá sản hoặc cắt giảm nhân sự số lượng lớn, và “Thập niên mất mát” của Nhật Bản bắt đầu.

Gọi là “Thập niên mất mát” nhưng thời kì đáng quên kéo dài đến hơn 15 năm, nền kinh tế Nhật Bản vừa cho những dấu hiệu hồi phục trở lại vào những năm 2006, 2007 thì lại chịu ảnh hưởng lớn từ sự sụp đổ của Bong bóng Nhà đất tại Mỹ (hệ quả của việc cho vay dưới chuẩn), với cái tên nhiều người Nhật thường hay gọi là “Lehman Shock” (Ngân hàng Lehman Brothers tại Mỹ phá sản vào năm 2008, mở đầu cho sự sụp đổ của thị trường nhà đất). Ngoài ra, đến năm 2011, thảm họa kép động đất, sóng thần tại Đông Nhật Bản (Tohoku) lại một lần nữa kéo lùi nền kinh tế đang yếu kém vừa phục hồi sau sau thời kì khó khăn. 
 

Bong bóng tài sản đã nổ tung vào đầu năm 1990 khi BOJ quyết định nâng lãi suất điều hành và thắt chặt cho vay mua bất động sản do sức ép từ việc giá cả tài sản và hàng hóa tăng phi mã. Giá nhà đất và cổ phiếu đã tuột dốc không phanh và các doanh nghiệp vay nợ với tài sản đảm bảo bằng bất động sản hay cổ phiếu, trái phiếu bắt đầu mất dần khả năng thanh toán, phá sản hoặc cắt giảm nhân sự số lượng lớn, và “Thập niên mất mát” của Nhật Bản bắt đầu.

Gọi là “Thập niên mất mát” nhưng thời kì đáng quên kéo dài đến hơn 15 năm, nền kinh tế Nhật Bản vừa cho những dấu hiệu hồi phục trở lại vào những năm 2006, 2007 thì lại chịu ảnh hưởng lớn từ sự sụp đổ của Bong bóng Nhà đất tại Mỹ (hệ quả của việc cho vay dưới chuẩn), với cái tên nhiều người Nhật thường hay gọi là “Lehman Shock” (Ngân hàng Lehman Brothers tại Mỹ phá sản vào năm 2008, mở đầu cho sự sụp đổ của thị trường nhà đất). Ngoài ra, đến năm 2011, thảm họa kép động đất, sóng thần tại Đông Nhật Bản (Tohoku) lại một lần nữa kéo lùi nền kinh tế đang yếu kém vừa phục hồi sau sau thời kì khó khăn. 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư