Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận: Đất liền và Hải đảo.
- Nửa phía Tây phần đất liền có nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bộn địa rộng.
- Nửa phía đông phần đất liền là vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng. Vùng hải đảo là vùng núi trẻ.
chi tiết hơn
Địa hình khu vực Đông Nam Á dược chia làm hai phần:
- Phần đất liền:
+ Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp.
+ Núi và cao nguyên, chiếm phần lớn diện tích, các dải núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng tây bắc - đông nam, Luông Phabăng, Tan, Aracan có hướng bắc - nam; các dãy Đăngrếch, Cácđamôn và núi trên các đảo thường có hướng đông - tây. Các cao nguyên: Hủa Phan, Cò Rạt, San.
+ Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông.
- Phần hải đảo:
+ Là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin.
b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.
- Đông Nam Á có các đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam,... Các đồng bằng này là một trong những vựa lúa gạo của thế giới.
- Trên đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, các ngành kinh tế phân bố dày đặc
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |