Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu tình hình nhật bản từ năm 1918-1939

nêu tình hình nhật bản từ năm 1918-1939
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
47
2
0
trần hương lan
29/12/2022 19:37:03
+5đ tặng

* Giai đoạn 1: 1918 – 1929:

- Những năm 1918 – 1923:

     + Kinh tế phát triển vượt bậc.

     + Phong trào đấu tranh của công nhân diên ra mạnh mẽ và Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập(7/1922).

- Những năm 1924 - 1927 : ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển vượt mức so với trước chiến tranh.

- Những năm 1927 - 1929 : khủng hoảng kinh tế - tài chính.

* Giai đoạn 2: 1929 - 1933 : thời kì khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.

* Giai đoạn 3 : 1933 – 1939:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra quyết liệt.

- Nhật ra sức đi xâm lược đánh chiếm các nước khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Joyce Chann
29/12/2022 19:47:02
+4đ tặng
Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929
 
1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 - 1923).
 
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp:
 
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh, Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nân sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.
 
+ Từ năm 1914 – 1919, sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần. Nhưng từ năm 1920 – 1921, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.
 
- Về nông nghiệp:
 
+ Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
 
+ Giá lương thực, thực phẩm vô cùng đắt đỏ.
 
+ Đời sống của người lao động không được cải thiện.
 
- Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ.
 
- Năm 1918, quần chúng nổi dậy đánh phá các kho thóc, mở đầu cuộc “bạo động lúa gạo” lan rộng cả nước.
 
- Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật được thành lập.
 
2. Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 - 1929).
 
- Năm 1926, sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.
 
- Năm 1927, khủng hoảng tài chính bùng nổ làm 30 ngân hàng ở Tô-ki-ô bị phá sản.
 
+ Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu, nhiên liệu.
 
+ Số người thất nghiệp tăng nhanh.
 
+ Nông dân bị bần cùng hóa, sức mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp.
 
- Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị (ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng); giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác.
 
+ Những năm cuối thập niên 20, chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927, Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh toàn cầu. Hai lần xâm lược Sơn Đông (Trung Quốc) song đều thất bại.
 
II. Khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản
 
1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản.
 
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp do lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
 
- Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5%, nông phẩm giảm 1,7 tỉ yên; ngoại thương giảm 80%; đồng yên sụt giá nghiêm trọng.
 
- Mâu thuẫn xã hội lên cao, những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.
 
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
 
- Để khắc phục hậu quả và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
 
- Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30. Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:
 
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
 
+ Nhật Bản đã trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới.
 
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản.
 
- Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật do Đảng Cộng sản lãnh đạo diễn ra sôi nổi.
 
- Hình thức đấu tranh gồm biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân. Cuộc đấu tranh đã góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật.
 
- Năm 1939, có 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật Bản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư