Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy dùng một tác phẩm truyện và tác phẩm thơ để làm ý kiến trên

1 có ý kiến cho rằng văn học vn sau cách mạng tháng 8/1945 đã phản ánh không khí lao động hăng say , phấn khởi của ngườ lao động mới bằng hiêu biết về các văn hóa đã học , hãy dùng một tác phẩm truyện và tác phẩm thơ để làm ý kiến trên
giúp mik các bạn ơi mai mik thi huhu

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
111
2
0
Nguyệt
30/12/2022 19:52:10
+5đ tặng
Bao nhiêu năm đã đi qua…

Bao lớp người đã ngã xuống… rất ngoan cường…

Bao nhiêu máu phải đổ… rất đau thương…

Những giọt nước mắt lặng lẽ tuôn trào…Ôi! Độc lập! Tự do! Đã đến rồi! Đẹp như một giấc mơ. Và ta lại bắt đầu cuộc sống mới, mỗi ánh mắt sáng thêm ra, mỗi cuộc đời như nở hoa, mỗi trái tim mừng reo ca! Tiến lên đi! Xây dựng đất nước. Mặt trời về thiêu rụi mọi vẩn đục để rồi đây ta lại hăng say lao động điểm tô cho màu đất nước. Vâng, con người mới là thế, cuộc sống mới là thế! Trải qua bao biến thiên, luân chuyển, vượt bao bão đạn mưa bom, chịu bao căm hờn tủi nhục, đất nước đã thay da đổi thịt. Hình ảnh những con người mới say mê lao động, nhiệt tình, phấn khởi đã đi vào văn học một cách đẹp đẽ đến lạ thường.

Cách mạng tháng Tám thành công mở ra bước ngoặt cho dân tộc, đánh dấu một thời kỳ lịch sử. Rồi đến chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới, rũ bỏ những bụi bặm mệt nhoài của chiến tranh, làm lại quê hương từ trong đống hoang tàn đổ nát. Hình ảnh những con người, cuộc sống mới được đưa vào văn học, làm sáng lên niềm tin, sự phấn khởi, lòng thiết tha với cuộc đời đổi khác. Huy Cận là một trong số những nhà thơ như thế. Nếu trước đây cứ mãi khôn nguôi một nỗi sầu cô tịch, sống trên quê hương mà cứ nhớ quê hương:

“Lòng quê dờn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

(Tràng giang – Huy Cận)

Thì giờ đây, chính chàng thi sĩ sầu não ấy lại chủ động tìm đến với cuộc sống mới, ca ngợi những con người mới: nhiệt thành, hăng hái, vững vàng, tự tin. “Đoàn thuyền đánh cá” là một khúc tráng ca về hình ảnh những con người lao động làm chủ cuộc đời, tràn đầy hân hoan:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

(Huy Cận)

Một không gian vũ trụ hiện ra trời, biển và buổi chiều. Ơ đây thời gian – không gian quyện chặt vào nhau như khắc họa cả một vùng đại dương rực rỡ sắc màu, hình ảnh đẹp, sống động và rộng mở. Buổi chiều ở đây không man mác một nỗi sầu, nỗi cô đơn, mong nhớ. Mà buổi chiều ở đây lại là thời khắc để bắt đầu một công việc, công việc sau khi cả đất trời tắt lịm trong bóng tối. Những con thuyền lần lượt lướt trên mặt biển bao la trong niềm tin vững vàng, trong cảm giác mênh mang, sung sướng. Họ nhận thức được niềm vui trong lao động, ý nghĩa trong lao động. Đi trong gió sương, đi trong tiếng hát, đi giữa bầu trời đầy trăng sao và câu hát ngân vang, tha thiết, vang vọng trong không gian mênh mông của mặt biển, như đang kêu gọi đàn cá đến cùng tung tăng, chăm chỉ, bền bỉ, đêm ngày dệt gấm thêu hoa làm nên sự sống, yên vui và hạnh phúc. Con người mới là thế, yêu lao động và yêu thiên nhiên và yêu cả cuộc sống. Bằng một con mắt quan sát tinh tế và nhạy bén, chính Huy Cận đã nhìn thấy con thuyền như hòa nhập vào thiên nhiên, không mất hút trong thiên nhiên. Giữa mặt biển bao la ấy, con người đã không trở nên nhỏ bé mà trái lại đã trở thành hình ảnh trung tâm đầy chất sống, đầy chất thơ. Và cũng chính cánh buồm ấy đã cho ta nhịp điệu lao động khẩn trương.

Đó chính là những con người biết đi tới và làm nên chiến thắng:

“Đi ta đi khai phá rừng hoang

Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng

Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy

Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy

Hỏi đâu thác chảy cho điện quay chiều.”

(Tố Hữu)

Cuộc sống! Chao ôi cuộc sống thật đẹp biết bao khi mỗi con người đều biết phấn đầu vì mục đích lớn lao của đất nước. Không tị hiềm, gian dối chỉ có niềm tin với lý tưởng sống và niềm tin yêu con người. Đời sẽ cười vui trong tiếng hát ngay cả trong lao động vất vả.

Phải chăng, chính ánh sáng cách mạng đã chiếu soi và mở ra trong tâm hồn họ những chân lý mới. Biển không chỉ là cá tôm mà biển là mẹ, là tình yêu, là cuộc sống mới. Người mẹ bao dung ấy đang mở rộng vòng tay đón các con, che chở, vuốt ve, âu yếm, nuôi lớn từng cuộc đời, từng tâm hồn. Người mẹ ấy vĩ đại biết nhường nào, to lớn biết nhường nào!

Nếu đoàn thuyền ra đi trong tiếng hát, thì một lần nữa, sự trở về trong tiếng hát reo vui:

“Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

(Huy Cận)

Chiến thắng đó phải không! Ta trở về trên con thuyền nặng cá, đó là kết quả, là thành quả của cả một đêm miệt mài lao động. Mặt trời lên, ánh nắng sáng soi lên những đôi mắt cá! Long lanh! Óng ánh! Rực rỡ! Những mặt trời bé con! Hạnh phúc! Ta cảm nhận được nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt tươi tắn của những người dân. Nụ cười mãn nguyện, nụ cười trong sung sướng, trong khúc hát dặm trường đã mệt mỏi. Mỗi con người đang mở toang cánh cửa lòng để đón ánh sáng, ngày mới sáng lên và lòng người cũng rực sáng! Lao động! Lao động đem đến cho con người niềm vui cuộc sống! Lao động là vinh quang!

Đáng yêu quá đổi! Và ta biết họ là những con người chiến thắng dẫu không chiến đấu, xông pha. Bởi:

“Từ chiến trường ta xốc tới công trường

Người chiến thắng là người xây dựng mới.”

(Tố Hữu)

Chính sự lao động tưởng chừng như bình thường ấy đã góp phần làm nên cuộc sống mới, cuộc sống đầy hoa và tình yêu. Cuộc sống tốt đẹp vì con người đoàn kết, nắm tay, nương tựa vào nhau:

“Đời vui đó tiếng ca đoàn kết

Tay năm tay nhau xây lại đời ta.”

(Tố Hữu)

Nếu xưa kia, mỗi con người, mỗi cá nhân đều đoàn kết để giữ lấy quê hương, đất nước thì giờ đây, họ lại xích gần nhau để xây dựng cuộc sống mới. Mới ở đây trong mỗi con người là mới trong tư tưởng, mới ở trong tâm hồn. Biết mở rộng tấm lòng đón yêu thương vào ngự trị. Từ những chiến trường ác liệt, họ anh dũng là những người lính trung kiên; từ những cánh đồng trơ trọi, họ hăng say là một con người xây dựng mới. Bằng tình yêu Tổ quốc trong đấu tranh và giờ đây đã trở thành yêu quê hương trong lao động:

“Tây Bắc ư! Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.”

(Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu)

Lao động vì Tổ quốc, làm giàu cho Tổ quốc, đó chính là lý tưởng mà họ xác định được. Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống, vững tin ở ngày mai đã trở thành động lực, thành ý chí, thành quyết tâm để họ vượt qua những khó khăn trong buổi đầu xây dựng. Quả thật, chính tấm lòng cháy khát một tình yêu quê hương đất Mẹ đã khiến tâm hồn họ “hóa những con tàu” tình nguyện ra đi đến bất cứ đâu Tổ quốc cần. Những con tàu tung cánh, dang tay lướt mãi giữa cuộc đời thoát ra từ nô lệ. Và chỉ cần “Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” thì chính họ, tấm lòng họ, trái tim họ đã hòa mình vào sông núi quê hương hát cùng hát bài ca xây dựng, chiến đấu. Bởi họ luôn luôn vững tin ở cuộc sống, ở ngày mai, ở tương lai:

“Anh nghe có tiếng người qua chợ

Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều

Ruộng thắm mồ hôi từng nhát cuốc

Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu.”

(Vũ Cao - Núi Đôi)

Cảm động biết bao những con người tràn đầy nhiệt huyết. Từ “ta gắng mùa sau” nghe như tiếng lòng các anh đang đập rộn ràng những xúc cảm tươi nguyên về ngày đầu độc lập. Nó thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết chung lòng của những con người đã thoát khỏi đau thương nô lệ. Và đó chính là hình ảnh những con người mới chan hòa tình yêu đất Mẹ trong nhịp sống rộn ràng. Và con người nguyện gắn bó cuộc đời mình với mồ mã, ruộng vườn cha ông, với những mảnh vườn chai sần, nứt nẻ đi vì bom đạn đang cựa mình lột xác thành những cánh đồng mỡ màng, no căng, chín mọng bởi nó được bón từ mồ hôi, công sức của người nông dân chăm chỉ. Hình ảnh quê hương lúc này hiện lên, khởi sắc và tươi lên đẹp lắm:

“Những đàn trâu Việt Bắc béo tròn

Đủng đỉnh về xuôi quê hương mới lạ.”

(Tố Hữu)

Phải, tất cả đã đổi thay, lột xác. Từ những gốc cây gầy gò, yếu ớt. Chúng đã đâm chồi nảy lộc, sinh sôi tràn trề nhựa sống. Tố Hữu mang đến cho ta một hình ảnh thật đẹp về quê hương mình. Ánh nắng dường như cũng hiền lành, ấm áp hơn dù là đang ở buổi trưa hè oi ả. Những đồng lúa trổ đòng đòng lặng lẽ trở mình khe khẻ thở – những nhịp thở đều đều, bất tận. Nghe như sức sống đang sục sôi, tiềm tàng mãnh liệt. Rồi những bãi phù sa mượt mà, óng ả, đến những chú trâu Việt Bắc tròn trịa, béo núc. Vâng, tất cả đều sống động và tràn trề nhựa trẻ. Đó là kết quả của bao nhiêu năm lao động, cần kiệm, chắt góp:

“Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá

Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô

Ta nâng niu góp dựng cơ đồ.”

(Tố Hữu)

Họ – những con người biết “tích tiểu thành đại”, biết cần kiệm từ chút, từng chút để không hoang phí. Chính điều đó đã góp phần không nhỏ vào công cuộc kiến thiết đất nước. Cuộc sống nô lệ năm nao, đã qua rồi những cơn ác mộng, những ngày khổ đau chất chồng, cay cực. Và càng hiểu, họ càng trân trọng hơn những giây phút tự do, độc lập, càng giữ chặt tay nhau để nền độc lập này là mãi mãi, trường tồn.

Những cuộc đời bước ra từ vũng lầy đen đặc, những mảnh hồn trơ trọi, héo hon, những gương mặt khắc khổ, đói rét. Qua, qua hết rồi, quý giá thay những thời khắc tự do, ấm áp! Và họ không bao giờ quên đã qua như thế nào, cha anh mình chiến đấu ra sao:

“Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng.”

(Chế Lan Viên)

Đất nước ta hào hùng thế đó. Những trang sử chói ngời cùng những tên tuổi trường tồn, vĩnh cửu. Họ góp phần tạo nên dáng đứng Việt Nam oai phong đầy kiêu hãnh. Và trong những ngày đẹp tuyệt này, liệu những con người thời đại có quên không. Không, họ vẫn nhớ, nhớ cội nguồn, quê hương đất tổ. Đó chính là nét đẹp của người xây dựng mới. Yêu, yêu lắm quê hương! Nhớ, nhớ hoài lịch sử, chân thành, cảm động sự cống hiến lặng thầm, không tên tuổi:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

(Thanh Hải)

Một đời lao động và dâng hiến, họ chăm chỉ như chú ong miệt mài góp mật cho cuộc sống. Hình ảnh họ lúc nào cũng đẹp, cũng sáng như dụi vào lòng ta những cảm xúc bềnh bồng, yêu quý. Bởi nhờ sự lao động nghiêm túc ấy mà mỗi ngày qua, ta sống tốt đẹp hơn, sáng hơn:

“Nước Việt nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê

Thành nước Việt nhân dân trong mát suối

Mái rạ nghìn năm hông thay sắc ngói

Những đời thường cũng có bóng hoa che.”

(Chế Lan Viên)

Cám ơn ánh sáng của Cách mạng đã soi đường dẫn lối, cám ơn những con người trong trẻo, say mê, cám ơn độc lập, tự do, hòa bình, yên ấm. Tất cả làm cuộc sống này thêm đáng yêu nhiều lắm. Hình ảnh họ hiện lên những con người mới hăng say, nhiệt thành, chăm chỉ. Trên cánh đồng văn chương đại ngàn, bát ngát, một góc nhỏ trong trái tim ta vẫn hát mãi về họ. Bài hát cuộc sống tin yêu, bài ca cuộc đời rộng mở, khúc hát hăng say lao động mới – cuộc sống mới – con người mới – dáng đứng, tư thế, tầm vóc mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×