Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tố Hữu được mệnh danh là nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Các tác phẩm thơ của ông có thể coi như bản lịch sử về thơ ghi chép lại những biến cố, những sự kiện trọng đại của lịch sử nước nhà. Việt Bắc là một trong vô số những bài thơ như vậy, khi lại những tình cảm của kẻ ở người đi, của mười lăm năm kháng chiến trường kì của dân tộc đã kết thúc thắng lợi.
Việt Bắc được sáng tác vào năm1954 khi Trung ương Đảng chuẩn bị rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Bởi vậy bài thơ là nỗi nhớ, nỗi lưu luyến, bịn rịn của những người cán bộ với nhân dân nơi đây. Bởi vậy ngay từ khổ thơ đầu tiên, Tố Hữu đã khẳng định:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Với kết cấu theo lối đối đáp, giao duyên quen thuộc, đoạn thơ cho thấy cuộc chia tay giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc. Tình nghĩa đôi bên hết sức sâu nặng, đằm thắm, tha thiết, được thể hiện qua cặp đại từ “mình – ta” gợi nên nỗi lưu luyến, tha thiết trong giờ phút chia tay. Lời nhắn nhủ của người ở lại thật tình cảm, được thể hiện chủ yếu qua các từ láy và các câu hỏi: mình có nhớ ta, mình có nhớ không vang lên liên tiếp cho thấy nỗi nhớ day dứt khôn nguôi. Nỗi nhớ không to lớn, xa vời mà là với những sự vật hết sức gần gũi, thân quen: cây, sông, núi, nguồn. Mỗi địa điểm, mỗi không gian lại gắn liền với một kỉ niệm thiết tha, sâu nặng.
Đáp lại lời người ở lại, lời người ra đi cũng không kém phần da diết: “Tiếng ai tha thiết bên cồn/ Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi/ Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Hàng loạt các từ láy giàu tình cảm, cảm xúc đã được Tố hữu vận dụng hết sức linh hoạt: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn, diễn tả nỗi xúc động chân thành, tha thiết của những người chiến sĩ cách mạng khi phải rời xa nơi mình đã gắn bó biết bao năm. Câu thơ cuối bị bỏ lửng với nhịp thơ như chậm lại, ngừng lại diễn tả sự vấn vương, không nỡ rời xa của người ra đi.
Mười hai câu tiếp theo là lời ứng đáp của người Việt Bắc, kể về một thời quá khứ với những kỉ niệm đẹp trong buổi đầu cách mạng kháng chiến chống Pháp:
“Mình đi, có nhớ những ngày
…
Tân Trào, Hồng Thái mái đình, cây đa?”
Hàng loạt các không gian khác nhau lần lượt hiện ra, là không gian rừng núi, là không gian sinh hoạt cộng đồng, … tất cả những không gian này đều gắn bó chặt chẽ với người ra đi. Các địa điểm được gợi nhắc từ xa đến gần, đi từ những mưa nguồn suối lũ, mây mù – những địa điểm không xác định địa danh, cho đến những địa danh cụ thể - chiến khu, Tân Trào, Hồng Thái. Khiến lòng người ra đi cũng xúc động không thôi. Không chỉ nói đến những địa danh, họ còn đề cập đến cả cuộc sống thường ngày hết sức bình dị, thậm chí có phần khắc khổ trong những năm tháng chiến tranh đó, là bát cơm chấm muối, là chám bùi, là măng mai,… ấy vậy nhưng lại đậm đà sâu sắc tấm lòng. Đằng sau từng câu, từng chữ ấy ta còn thấy sự bâng khuâng, tiếc nuối của người ở lại, câu thơ cuối cùng của khổ thơ là một câu hỏi tu từ khiến cho nó càng trở nên da diết và khắc khoải hơn bao giờ hết.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |