Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn ý Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Dàn ý Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
2 trả lời
Hỏi chi tiết
77
0
0
Nguyễn Quang Duy
31/12/2022 16:51:43
I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.

- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu tổng kết về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, là lời tri ân sâu nặng về tình nghĩa cách mạng.

- Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Giang
31/12/2022 16:54:22
+4đ tặng

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Tố Hữu, sự nghiệp thơ văn, phong cách nghệ thuật:

  • Tố Hữu (1906 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại Thừa Thiên – Huế.
  • Tố Hữu là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Chặng đường thơ ca của ông gắn liền với chặng đường cách mạng. Thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị.

– Giới thiệu sơ lược về bài thơ Việt Bắc:

+ Bài thơ Việt Bắc (1954) là một trong những bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu. Bài thơ là bản tình ca tổng kết về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, là lời tri ân sâu sắc của kẻ ở người đi sau những năm tháng cách mạng hào hùng.

– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận (Bức tranh tứ bình):

+ Bên cạnh hình ảnh kháng chiến hào hùng, tình quân dân ấm áp, bài thơ Việt Bắc đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tứ bình tuyệt đẹp, thể hiện rõ nét vẽ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc.

II. Thân bài

1. Khái quát về tác phẩm Việt Bắc và giới thiệu chung về đoạn thơ :

– Hoàn cảnh ra đời: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

– Đoạn thơ miêu tả bức tranh tứ bình chính là lời của người ra đi gửi đến mảnh đất Việt Bắc và người ở lại. Đoạn thơ miêu tả thiên nhiên Việt Bắc qua 4 mùa mà ẩn sâu trong đó là một nỗi nhớ nhung da diết cùng tấm lòng thủy chung của những người cán bộ về xuôi.

2. Hai câu thơ đầu: Lời nhắn gửi ân tình của người đi với kẻ ở

– Điệp ngữ “Ta về” thể hiện nỗi niềm của người ra đi.

– Câu thơ thứ nhất không đơn thuần là một câu hỏi mà là lời nhắn gửi nỗi nhớ một cách tế nhị mà sâu sắc.

– Câu thơ thứ hai nhằm khẳng định lại nỗi nhớ của người về xuôi dành cho người dân Việt Bắc.

+ “hoa cùng người”: hình ảnh tạo nên nét đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người nơi núi rừng hùng vĩ.

3. Bức tranh mùa đông

– “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” : sử dụng bút pháp chấm phá độc đáo. Trên nền màu xanh tươi ngút ngàn của núi rừng trùng điệp, nổi bật lên màu đỏ tươi của những bông hoa chuối xua tan không gian lạnh lẽo, cô độc của núi rừng vào mùa đông, làm khung cảnh xung quanh ấm áp, thơ mộng lạ thường.

– “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” : tia nắng ánh lên qua con dao trên thắt lưng người dân tạo nên một thứ ánh sáng lung linh, rực rỡ. Thể hiện nét đẹp khỏe khoắn, tươi tắn của người lao động trước thiên nhiên kì vĩ, rộng lớn.

–> Bức tranh thiên nhiên mùa đông được vẽ lên bằng sự kết hợp những gam màu nóng, lạnh xen vào đó là hình ảnh của người lao động khỏe khoắn mang tầm vóc lớn lao.

4. Bức tranh mùa xuân

– “mơ nở trắng rừng” : hình ảnh hoa mơ (loài hoa đặc trưng của vùng rừng núi) đua nhau nở rộ, khoe sắc. Từ “trắng rừng” ở đây vừa chỉ màu sắc tinh khôi của hoa mơ, vừa là tính từ thể hiện mức độ nở của hoa mơ, nở nhanh và nhiều bao trùm cả một vùng. –> Sự rạo rực của thiên nhiên vào ngày xuân.

– “Người đan nón chuốt từng sợi giang” : đây là một hình ảnh thực. Tác giả hoài niệm về hình ảnh của người đan nón. Gợi lên phẩm chất chăm chỉ tài hoa của con người Việt Bắc.

–> Mùa xuân thiên nhiên nơi núi rừng đẹp tinh khiết được dệt bằng hoa mơ và vẻ đẹp nghệ sĩ khéo léo của người dân đã tạo nên một vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống, tinh tế của Việt Bắc khi xuân về.

5. Bức tranh mùa hè

– Âm thanh “ve kêu” cùng hình ảnh “rừng phách đổ vàng” : gợi lên khung cảnh tưng bừng đầy sức sống

  • Tiếng ve kêu rộn ràng báo hiệu mùa hè đến, đánh thức rừng phách nở hoa
  • Động từ “đổ” : nhấn mạnh sự chuyển đổi đột ngột thành sắc vàng của thiên nhiên ngày hè

– “Nhớ cô em gái hái măng một mình” :

  • “cô em gái” : cách gọi thân mật, thể hiện sự trân trọng, yêu thương thắm thiết của tác giả với người dân Việt Bắc
  • “hái măng một mình” : hình ảnh lao động chăm chỉ, cần cù của con người nơi đây

–> Bức tranh thiên nhiên ngày hè độc đáo được Tố Hữu miêu tả sinh động, đầy màu sắc kết hợp cùng âm thanh tưng bừng. Giữa bức tranh rộn ràng ấy là hình ảnh con người lao động chịu thương chịu khó, lặng thầm cống hiến cho kháng chiến, đất nước. Qua đó thể hiện sự cảm kích của tác giả dành cho người dân nơi đây.

6. Bức tranh mùa thu

– “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: Đêm trăng thu êm đềm, thơ mộng

  • “Rừng thu” : gợi mở không gian lẫn thời gian
  • “trăng rọi” : gợi tả hình ảnh ánh trăng nhẹ nhàng từ trên cao rọi thẳng xuống nơi núi rừng hoang sơ. Đó là ánh sáng của “hòa bình”, của một ngày mai tươi sáng, đầy ắp niềm vui, sự tự do, hạnh phúc.

– “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”: không còn nhớ hình ảnh của con người Việt Bắc qua gương mặt, hình dáng mà là qua tiếng hát ân tình thủy chung

  • “Nhớ ai”: mang tính phiếm chỉ, tạo cảm giác bâng khuâng, lưu luyến trong nỗi nhớ
  • “ân tình thủy chung”: chạm vào đạo lí, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đây là vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của người con đất Việt.

–> Rừng thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mênh mông, rộng lớn mà lại mang trong mình vẻ đẹp mơ màng, êm ả, thơ mộng đầy sự thanh bình. Tiếng hát “ân tình thủy chung” khép lại bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người, gợi cho người đi, kẻ ở và cả những độc giả hiện tại có những rung động sâu xa về tình yêu Tổ quốc.

III. Kết bài

– Khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc trong thơ Tố Hữu:

  • Thể thơ lục bát
  • Ngôn ngữ giảng dị, hình ảnh gần gũi mà độc đáo, giàu tính gợi hình gợi cảm
  • Giọng thơ thiết tha, đầy tình cảm

– Tổng quát lại nội dung và giá trị toàn bài thơ: Việt Bắc là khúc hùng ca và khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

– Đánh giá giá trị của đoạn thơ: Bằng những nét phác họa đơn sơ, bình dị, Tố Hữu đã khắc họa bức tranh tứ bình Việt Bắc hòa quyện giữa nét cổ điển và hiện đại, giữa con người và thiên nhiên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K