Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn ý Phân tích nhân vật Tràng

Dàn ý Phân tích nhân vật Tràng
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
55
2
3
Nguyễn Quang Duy
01/01/2023 20:59:54

I. Mở bài

  • Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động.
  • Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân trong nạn đói năm 1945, nhân vật Tràng là hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân giai đoạn này.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh

  • Hoàn cảnh gia đình: dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh, ...
  • Hoàn cảnh bản thân: xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về, ...

2. Tâm trạng và hành động

a. Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ

- Lần gặp 1: lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.

- Lần gặp 2:

  • Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.
  • Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.
  • Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

b. Trên đường về:

  • Vẻ mặt “có cái gì phơn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”. Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diễn.
  • Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

c. Khi về đến nhà:

  • Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.
  • Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vi gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.
  • Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.
  • Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

d. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:

  • Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo, ...), Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.
  • Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

- Nhận xét: Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.

III. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ về nhân vật Tràng.
  • Khái quát giá trị nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách; miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.
  • Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Giang
01/01/2023 21:00:25
+4đ tặng

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động.

+ Truyện ngắn đặc sắc Vợ nhặt viết về những người nông dân trong nạn đói năm 1945

- Giới thiệu nhân vật Tràng: Tràng là hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân giai đoạn này.

b) Thân bài

* Khái quát số phận, cảnh ngộ của Tràng

- Hoàn cảnh gia đình: là dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, kiếm sống bằng nghề đánh xe bò nuôi mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh,... -> Nạn nhân của nạn đói bị đẩy đến miệng vực của cái chết.

- Hoàn cảnh bản thân:

+ Ngoại hình thô kệch: dáng người vập vạp, thân hình to lớn, tấm lưng to rộng như lưng gấu, hai con mắt nhỏ tí, gà gà quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc, dáng đi chúi về phía trước.

+ Tính cách thô mộc, ngộc nghệch: gần gũi, thân thiết với dân làng và trẻ nhỏ, hay bông đùa với lũ trẻ con rồi ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch…, đôn hậu, vui vẻ, tốt bụng, thường nói cộc lốc, ngắn gọn thiếu tình cảm, không biết an ủi, chia sẻ.

* Vẻ đẹp tâm hồn Tràng qua tâm trạng và hành động

(+) Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ

- Lần gặp 1: Lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.

- Lần gặp 2:

+ Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì -> Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.

+ Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”.

-> Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.

+ Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ -> Sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

(+) Trên đường về:

+ Vẻ mặt “có cái gì phơn phởn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”,... -> Tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện.

+ Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

(+) Khi về đến nhà:

+ Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà -> Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

+ Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.

+ Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ -> Biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

+ Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

(+) Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:

+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo,...), Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

+ Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

=> Từ khi nhặt được vợ, nhân vật Tràng đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.

2
2
Bảo Yến
01/01/2023 21:00:58
+3đ tặng

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động.

+ Truyện ngắn đặc sắc Vợ nhặt viết về những người nông dân trong nạn đói năm 1945

- Giới thiệu nhân vật Tràng: Tràng là hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân giai đoạn này.

b) Thân bài

* Khái quát số phận, cảnh ngộ của Tràng

- Hoàn cảnh gia đình: là dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, kiếm sống bằng nghề đánh xe bò nuôi mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh,... -> Nạn nhân của nạn đói bị đẩy đến miệng vực của cái chết.

- Hoàn cảnh bản thân:

+ Ngoại hình thô kệch: dáng người vập vạp, thân hình to lớn, tấm lưng to rộng như lưng gấu, hai con mắt nhỏ tí, gà gà quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc, dáng đi chúi về phía trước.

+ Tính cách thô mộc, ngộc nghệch: gần gũi, thân thiết với dân làng và trẻ nhỏ, hay bông đùa với lũ trẻ con rồi ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch…, đôn hậu, vui vẻ, tốt bụng, thường nói cộc lốc, ngắn gọn thiếu tình cảm, không biết an ủi, chia sẻ.

* Vẻ đẹp tâm hồn Tràng qua tâm trạng và hành động

(+) Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ

- Lần gặp 1: Lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.

- Lần gặp 2:

+ Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì -> Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.

+ Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”.

-> Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.

+ Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ -> Sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

(+) Trên đường về:

+ Vẻ mặt “có cái gì phơn phởn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”,... -> Tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện.

+ Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

(+) Khi về đến nhà:

+ Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà -> Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

+ Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.

+ Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ -> Biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

+ Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

(+) Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:

+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo,...), Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

+ Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

=> Từ khi nhặt được vợ, nhân vật Tràng đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.

=> Tràng là người có niềm tin, niềm lạc quan, khao khát mãnh liệt về hạnh phúc tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ đùm bọc nhau để vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết.

* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách

- Miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.

c) Kết bài

- Khái quát lại vẻ đẹp và ý nghĩa của nhân vật Tràng trong tác phẩm.

- Nêu suy nghĩ của cá nhân về nhân vật.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×