Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh chi về nhân vật Chi Phèo trích trong truyện Chi Phèo của Nam Cao

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
98
1
0
Sayyy hiiii
02/01/2023 09:53:56
+5đ tặng

Chí Phèo” thật sự là một kiệt tác trong văn xuôi đương thời, là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao. Ngòi bút Nam Cao có những quan tâm, những khám phá riêng về số phận người lao động bị chà đạp. Hình tượng nhân vật Chí Phèo-một điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi Việt Nam-đã thể hiện cái nhìn đầy đủ mới mẻ, độc đáo có chiều sâu trong thể hiện nỗi khổ con người đó của Nam Cao.

Chí Phèo sinh ra không cha không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi, cả đời không hề được biết đến một bàn tay chăm sóc của phụ nữ nếu không gặp thị Nở...Hắn ra đời trong một cái lò gạch cũ bỏ hoang, trong chiếc váy đụp; tuổi thơ của hắn bơ vơ “hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”, đến hai mươi tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Người nông dân cùng khổ ấy không được sống ngay cả cuộc đời nghèo khổ nhưng lương thiện của mình. Anh đã bị xã hội cướp đi cả bộ mặt người cùng linh hồn người để trở thành một con thú dữ, và bị loại khối xã hội loài người. Mở đầu là tiếng chửi ngoa ngoắt, thách thức của Chí Phèo : "Hắn vừa đi vừa chửi.Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi...". Đấy là tiếng chửi của một tên say rượu, vô thức. Nhưng đằng sau tiếng chửi ấy là nỗi đau khôn cùng của người đàn ông mà trước đây hiền “như đất". Qua tiếng chửi đó, người đọc thấy được ba thái độ: thái độ thù hằn của Chí Phèo; sự dửng dưng của người đời và tình thương của tác giả dành cho nhân vật. Tiếng chửi ấy thực sự đánh thức lòng nhân ái của người đọc.

Và cuộc đời của Chí Phèo lần lượt hiện dần lên đầy xót xa. Bản chất lương thiện của anh đã bị xã hội ra sức hủy diệt. Lão cường hào Bá Kiến vì ghen tuông đã cho giải Chí Phèo lên huyện rồi sau đó để anh Chí ngồi tù. Cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay lão cường hào bắt giam anh Chí lương thiện, vô tội để rồi thả ra một Chí Phèo lưu manh, hung ác. Trở về làng, Chí Phèo trở thành một con người khác hẳn-con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hắn muốn sống thì phải gây gỗ, cướp giật, ăn vạ...Muốn thế hẳn phải gan, phải mạnh. Những thứ ấy Chí Phèo tìm thấy ở rượu. Thế là Chí Phèo luôn say, và “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm”. Chí Phèo thay đổi cả nhân hình và nhân tính: “ Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn...hai mắt gườm gườm trông gớm chết”....Chí Phèo trở nên xa lạ với mọi người và xa lạ với chính anh. Chí Phèo giờ đây đã là con quỉ dữ của làng Vũ Đại “để tác quái cho bao nhiêu dân làng”, “hắn đạp đổ bao nhiêu sự nghiệp làm tan nát biết bao gia đình, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người...” Và thế là hắn không còn được mọi người coi là người nửa “ai cũng tránh mặt hắn mỗi lúc hắn qua”. Nhưng điều đặc sắc và đáng quý hơn nữa ở Nam Cao là ngay trong khi miêu tả nhân vật bị tha hóa đến chỗ tận cùng, Nam Cao vẫn phát hiện trong chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn có, chỉ cần một chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy với bao điều tốt đẹp. Sự xuất hiện của nhân vật thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu “ma chê quỷ hờn” ấy lại là nguồn ánh sáng đã rọi vào chốn tối tăm của Chí Phèo, thức tỉnh, gọi dậy bản tính người của Chí Phèo, thắp sáng một trái tỉm qua bao tháng ngày bị hắt hủi.

Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với thị Nở, Chí Phèo giờ đây đã nhận ra nguồn ánh sáng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe ra một tiếng chim vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng lao xao của người đi chợ...Chí Phèo như đã thấy “tuổi già của hắn, đói rét , ốm đau và cô độc- cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau...Hắn khát khao làm hòa với mọi người...” Từ con quỷ dữ, nhờ Thị Nở hay nói đúng hơn là tình thương của Thị Nở, Chí thực sự trở lại làm người. Bát cháo hành như một chất xúc tác kì lạ làm thăng hoa ở Chí bẳn chất người mà bấy lâu nay anh dường như quên lãng. Nhưng bi kịch và đau đớn thay con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa hé mở thì đã bị đóng sầm lại. Bà cô thị Nở không cho phép cháu gái bà lấy “một thằng không cha chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Hay nói đúng hơn là định kiến xã hội đã không cho phép Chí được làm người. Chí Phèo thật sự rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn. Hắn lại uống rượu nhưng “ càng uống càng tỉnh ra”. Tỉnh ra để thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận mình. Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến đanh thép kết án lão và giết chết lão, sau đó anh tự sát. Anh không muốn sống nữa vì giờ đây ý thức về nhân phẩm đã trở về. Anh không thể sống kiểu lưu manh, sống như quỷ dữ nữa. Anh đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời. Qua hình tượng Chí Phèo, ngòi bút nhân đạo của Nam Cao đã đặt ra vấn để có ý nghĩa xã hội lớn lao. Nam Cao đã xây dựng hình tượng điển hình người nông dân Việt Nam trước CMT8- Chí Phèo.

Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của một con người trong thời đại đen tối đã qua. Nhưng chúng ta cũng không được lãng quên mà phải ghi khắc để suy ngẫm về cuộc sống hôm nay. Điều đó nói lên giá trị lâu bền của tác phẩm và tầm vóc lớn lao của Nam Cao.
Chúc b hc tốt...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×