Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn ý Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được

Dàn ý Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn
3 trả lời
Hỏi chi tiết
113
1
0
Nguyễn Quang Duy
02/01/2023 09:48:53

A. MỞ BÀI:

- Tác giả - tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

B.THÂN BÀI

1. Khái quát chung

+) sáng tác vào năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới chính thức được công chiếu. +) cốt truyện dân gian

ð mang lại sự tò mò, kích thích người đọc hơn bao giờ hết.

2. Tình huống éo le

+) Trương Ba, một người đàn ông đã ngoài 60, sống thanh cao, yêu cây cảnh nhưng không may lại chết oan

=> sống nhờ xác anh hàng thịt

=> không thể chung sống hoà hợp với xác anh hàng thịt.

=> muốn nhờ Đế Thích giúp bản than thoát khỏi bi kịch này.

+) Trương Ba muốn thoát khỏi nghịch cảnh, muốn sống một cuộc sống toàn vẹn

· phê phán bản thân mình hiện tại vì đang phải sống nhờ vào người khác

· thấm thía nỗi đau khổ khi phần Hồn ngày càng bị tha hóa

3. “Không thể bên trong một, đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

+) Sự dũng cảm của Trương Ba khi đối diện với hoàn cảnh nghiệt ngã

+) Quan điểm sống cao đẹp không chấp nhận một cuộc sống giả tạo, gượng ép, vô nghĩa.

ð chọn cách từ bỏ cuộc sống hiện tại để rút vào hư vô.

+) “Thế nào là sống có ý nghĩa?”

· Sống trọn vẹn là chính mình, lương thiện, tốt đẹp, chân chính và nhận được sự tôn trọng, yêu thương từ mọi người => ý nghĩa

· Sống nhờ, sống giả tạo, sống chắp vá, sống không là mình => vô nghĩa

+) Tài năng Lưu Quang Vũ

· sáng tạo thành xung đột gay gắt

· đưa người đọc từ bất ngờ này sang bất ngờ khác

· rút ra những bài học, thái độ, cách nhìn nhận đúng đắn

C. Kết bài

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thái Văn
02/01/2023 09:49:29
+4đ tặng

+) sáng tác vào năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới chính thức được công chiếu. +) cốt truyện dân gian

ð mang lại sự tò mò, kích thích người đọc hơn bao giờ hết.

2. Tình huống éo le

+) Trương Ba, một người đàn ông đã ngoài 60, sống thanh cao, yêu cây cảnh nhưng không may lại chết oan

=> sống nhờ xác anh hàng thịt

=> không thể chung sống hoà hợp với xác anh hàng thịt.

=> muốn nhờ Đế Thích giúp bản than thoát khỏi bi kịch này.

+) Trương Ba muốn thoát khỏi nghịch cảnh, muốn sống một cuộc sống toàn vẹn

· phê phán bản thân mình hiện tại vì đang phải sống nhờ vào người khác

· thấm thía nỗi đau khổ khi phần Hồn ngày càng bị tha hóa

3. “Không thể bên trong một, đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

+) Sự dũng cảm của Trương Ba khi đối diện với hoàn cảnh nghiệt ngã

+) Quan điểm sống cao đẹp không chấp nhận một cuộc sống giả tạo, gượng ép, vô nghĩa.

ð chọn cách từ bỏ cuộc sống hiện tại để rút vào hư vô.

+) “Thế nào là sống có ý nghĩa?”

· Sống trọn vẹn là chính mình, lương thiện, tốt đẹp, chân chính và nhận được sự tôn trọng, yêu thương từ mọi người => ý nghĩa

· Sống nhờ, sống giả tạo, sống chắp vá, sống không là mình => vô nghĩa

+) Tài năng Lưu Quang Vũ

· sáng tạo thành xung đột gay gắt

· đưa người đọc từ bất ngờ này sang bất ngờ khác

· rút ra những bài học, thái độ, cách nhìn nhận đúng đắn

0
0
trần hương lan
02/01/2023 09:49:54
+3đ tặng

. Mở bài:

- Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chân thật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái.

- Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”.

2. Thân bài:

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó.

- Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm).

- Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối.

- Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Dù ở trường hợp nào cũng đều là bi kịch.

- Ý nghĩa câu nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn: Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tìn thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản.

b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:

* Thực tế cuộc sống của Trương Ba:

- Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến.

- Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất.

- Vì một sự nhầm lẫn nên cả hai con người này đã bị đẩy vào một tình huống éo le: hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ: hồn Trương Ba vẫn có những nhu cầu về tinh thần song lại không thể điều khiển xác anh hàng thịt- tuy chỉ là xác thịt âm u đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, vẫn đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Cả nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần đều tự nhiên, chính đáng song trong trường hợp này lại trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại.

- Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn.

* Trong cuộc sống con người hiện nay:

- Ở một số người có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài. Đó là khi cái bên trong – đời sống tinh thần – thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hóa để có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên ngoài thật sự là sự biểu hiện của cái bên trong. Khi ấy, con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân, đồng thời cũng tạo cho mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức là không chỉ sống tốt mà còn được mọi người yêu mến.

- Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong:

+ Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng.

+ Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo.

c. Đánh giá, bàn bạc:

- Mỗi người cần trang bị cho mình nhận thức, hiểu biết để có thể phân biệt đúng – sai, rèn luyện bản lĩnh để có thể tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên.

- Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc.

3. Kết bài:

- Cuộc sống đầy những khó khăn, phức tạp, đầy những cám dỗ, có khi người ta mắc phải những sai lầm, vấp ngã. Hãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn lên. Hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một nẻo”, giả dối với mọi người và chính mình. Hãy luôn cảnh giác với “kẻ thù của chính mình”, vượt qua nó để chiến thắng hoàn cảnh, sống là mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo