Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
* Về kinh tế: Thời hùng Vương, kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển, công cụ lao động bằng đồng thau ngày càng chiếm ưu thế. Sự tiến bộ của công cụ bằng sắt đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
Nông nghiệp lúa nước đóng vai trò chủ đạo, phổ biến từ trung du đến đồng bằng. Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc trước đó, đánh dấu bước tiến trong nông nghiệp. Sự xuất hiện của các công cụ bằng đồng còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân Việt cổ lúc bấy giờ.
Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp lúa nước đòi hỏi ngày càng bức thiết công tác trị thủy, thủy lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Đã có một số tài liệu cho thấy, cư dân lúc bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới tiêu “tưới ruộng theo nước triều lên xuống”4. Họ còn biết trồng lúa trên các loại ruộng nước, bãi và nương rẫy với những hình thức canh tác phù hợp. Ngoài trồng lúa là chính, cư dân lúc bấy giờ còn biết nghề làm vườn, trồng rau củ, cây ăn quả.
Cùng với nông nghiệp còn có chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng phát triển. Để phục vụ nông nghiệp, cư dân lúc bấy giờ đã biết chăn nuôi trâu bò. Nhiều di tích văn hóa Đông Sơn có nhiều xương trâu bò5. Các gia súc, gia cầm được nhân dân chăn nuôi rộng rãi. Nghề thủ công cũng có những bước tiến quan trọng. Trong đó, kĩ thuật luyện kim đạt đến trình độ điêu luyện khiến các học giả nước ngoài kinh ngạc và phủ nhận tính bản địa của nó. Trống đồng, thạp đồng là những hiện vật tiêu biểu cho trí tuệ, thẩm mĩ và tài năng của người thợ thủ công lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, nghề làm đồ gốm cũng phát triển thêm một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến, chất lượng gốm ngày càng tăng. Hình thức trang trí ngày càng phong phú, đa dạng như: nồi (đáy tròn, đáy bằng, đáy lồi), hoa văn (hình chữ S, dấu thừng, hình ô van)…
Chính sự phát triển của kinh tế trên nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện mở rộng trao đổi hàng hóa với nước ngoài, chủ yếu với các nước trong khu vực. Hiện tượng một số trống đồng loại 1 Hegơ của nước Văn Lang ở Thái Lan, Malaixia đã chứng tỏ điều đó.
* Về xã hội: sự phát triển của kinh tế đã tạo điều kiện tăng thêm nhiều của cải, sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, tạo nên cơ sở cho sự phân hóa xã hội. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển, xã hội phân hóa giàu nghèo. Ngay từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hóa xã hội đã xuất hiện. Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hòa (Vĩnh Phú) có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 14 hiện vật, một số mộ còn lại có phổ biến từ 3 – 13 hiện vật. Đồ tùy táng giống nhau gồm: công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm6. Điều đó chứng tỏ ở thời kỳ này xã hội đã có sự phân hóa. Sự phân hóa đó diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét và trải qua quá trình lâu dài. Tuy nhiên, sự phân hóa chưa sâu sắc và gắn liền với phân hóa tài sản, trong xã hội lúc bấy giờ đã xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau:
– Địa bàn, cư dân và niên đại
Căn cứ vào các thư tịch cổ của Việt Nam (Việt sử lược, Lĩnh Nam chích quái, Dư địa chí…); căn cứ vào quá trình chuyển hóa lịch sử từ nước Văn Lang thời Hùng Vương sang nước Âu Lạc thời An Dương Vương, rồi đến hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời thuộc Triệu, Hán; căn cứ vào các di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Đông Sơn đã phát hiện, có thể khẳng định: Địa bàn cư trú của cư dân Việt cổ thời Văn Lang tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ của nước ta ngày nay và một phần phía Nam Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc).
Cư dân thời Hùng Vương là Lạc Việt, một bộ tộc trong Bách Việt7. Các nhà khảo cổ học gọi cư dân Bách Việt là giống “Mông Cổ phương Nam”, bao gồm giống người Anhđônêdiêng (Indonêsien) hỗn chủng với người Mông Cổ (Mônggôlôit) tạo ra người Mông Cổ phương Nam.
Dựa vào thành tựu của các ngành khoa học, chủ yếu là khảo cổ học, ngày nay phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng thời đại Hùng Vương tương ứng với thời đại kim khí (thời đại đồng thau và sơ kỳ đồ sắt), phát triển qua các giai đoạn:
Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển đỉnh cao của đồ đồng sang sơ kỳ đồ sắt. Giai đoạn cuối của văn hóa Đông Sơn kéo dài đến một vài thế kỷ sau công nguyên. Tuy nhiên, thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc chỉ tương ứng với giai đoạn từ khoảng thế kỷ VII TCN đến năm 179 TCN.
– Tổ chức nhà nước
Dựa vào tài liệu khảo cổ học, thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc có thể phác họa cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp: Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương, có tính chất cha truyền con nối. Hùng Vương vừa là người chỉ huy quân sự, vừa chủ trì các lễ nghi tôn giáo.
Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương có các Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc hầu là những tướng lĩnh to nhỏ, trong tay có quân đội có thể trấn áp các địa phương không chịu thuần phục. Lạc tướng trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Nước Văn Lang được chia thành các bộ (bộ lạc). Đứng đầu bộ là các Lạc tướng (còn gọi là Phụ đạo, Bộ tướng), cũng được đời đời cha truyền con nối. Lạc tướng thực chất là tù trưởng hay thủ lĩnh đứng đầu một vùng.
Dưới bộ là các công xã nông thôn (còn gọi là kẻ, chiềng, chạ). Đứng đầu công xã là Bồ chính (già làng). Bồ chính lúc đầu là người đại diện cho công xã nhưng sau đó lại nghiêng dần về phía quý tộc. Bên cạnh nhà nước có lẽ còn có một nhóm người có chức năng như một Hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc. Mỗi công xã có nơi trung tâm để hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng.
Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán “Luật Việt khác với luật Hán hơn mười điều”8, có thể nghĩ rằng lúc bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều hành xã hội. Pháp luật thời Văn Lang có lẽ là một thứ luật tục (tập quán pháp) chứ chưa phải luật pháp thành văn.
Như vậy, nhà nước thời Hùng Vương là một hình thái nhà nước phôi thai còn in đậm dấu ấn chế độ bộ lạc – công xã trong quá trình chuyển từ xã hội nguyên thủy sang xã hội phân hóa giai cấp sơ kỳ mang đặc trưng riêng của phương Đông. Tuy còn sơ khai song nó đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam, mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần và sự hình thành nhà nước Âu Lạc– Kháng chiến chống Tần
Năm 221 TCN, nước Tần tiêu diệt 6 nước Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, kết thúc cục diện “thất hùng” thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Quốc.
Để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, nước Tần đã mở rộng những cuộc chiến tranh xâm lược đại quy mô lên phía Bắc, xuống phía Nam, lập ra một đế chế rộng lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng đã sai Hiệu úy Đồ Thư chỉ huy 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt phía Nam sông Trường Giang. Hàng vạn quân Tần tràn vào lãnh thổ phía Bắc và Đông Bắc nước ta lúc đó.
Lúc bấy giờ, hai tộc người Lạc Việt và Tây Âu vốn gần gũi về dòng máu, địa vực cư trú, văn hóa và kinh tế đã không chịu khuất phục, sát cánh cùng nhau trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Theo sách Hoài Nam Tử của Lưu An (? – 122 TCN), “người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt” và “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần”9.
Cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Lạc Việt và Tây Âu (214 – 208 TCN) đã làm cho quân Tần lâm vào tình thế khốn quẫn “lương thực bị tuyệt và thiếu”, “thây phơi, máu chảy đến hàng chục vạn người”10. Trên đà thắng lợi, người Việt đã tổ chức đánh lớn, đại phá quân Tần, giết chết chủ tướng Đồ Thư, buộc Tần Nhị Thế phải ra lệnh bãi binh ở đất Việt vào năm 208 TCN.
– Nước Âu Lạc thời An Dương Vương
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, liên minh Tây Âu – Lạc Việt hình thành và ngày càng mạnh lên. Uy tín của Thục Phán – thủ lĩnh của bộ lạc Tây Âu ngày càng được củng cố. Việc Thục Phán thay thế Hùng Vương có lẽ được thực hiện sau khi cuộc kháng chiến thành công (năm 208 TCN). Thục Phán lên làm vua, lập ra nước Âu Lạc và xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là kết quả của một cuộc chiến tranh thôn tính mà là sự hợp nhất cư dân, đất đai của Lạc Việt và Tây Âu. Nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, khoảng từ năm 208 – 179 TCN.
Tuy vậy, nước Âu Lạc ra đời là một bước kế tục và phát triển cao hơn nước Văn Lang. Kinh tế, chính trị, văn hóa thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang. Đặc biệt, do yêu cầu của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nên kỹ thuật quân sự thời Âu Lạc có những tiến bộ vượt bậc.
Thành Cổ Loa là công trình lao động quy mô lớn của nhân dân Âu Lạc. Số lượng đất đá đào đắp (ít nhất là 2.168.200 m3) đòi hỏi phải có hàng vạn nhân công. Thành được thiết kế hợp lý và sáng tạo: dùng sông làm hào, dùng gò cao, dải đất cao làm lũy. Xây thành giữa vùng đầm lầy, úng nên nhân dân đã biết phát huy kỹ thuật kè đá tảng để chân thành thêm vững chãi.
Thành Cổ Loa còn thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của nhân dân Âu Lạc. Đây là một công trình phòng ngự kiên cố và lợi hại, một căn cứ bộ binh gồm nhiều công trình phòng thủ (hào, lũy, ụ công sự, lũy tiền vệ) liên tiếp nhau. Cổ Loa vừa là một căn cứ bộ binh, vừa là một căn cứ thủy quân quan trọng. Thuyền chiến có thể vận động khắp 3 vòng thành phối hợp với bộ binh, vừa có thể từ Cổ Loa ra Hoàng Giang, ngược sông Hồng, xuôi sông Cầu, thông ra cả hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình để đi đến mọi miền đất nước.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |