Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em thích nhất điều gì ở lễ hội đua thuyền Kiến Giang

em thích nhất điều gì ở lễ hội đua thuyền Kiến Giang ?Vì sao

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.113
2
0
Trần Manchester ...
02/01/2023 20:42:45
+5đ tặng

Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang bắt nguồn từ xa xưa và đã được ông cha truyền cho ngàn đời con cháu xứ Lệ. Thuở ban đầu, lễ hội tốt đẹp này được tổ chức như một nghi thức để cầu cho mùa màng bội thu, thóc gạo đầy bồ, mưa thuận gió hòa. Đồng thời đây cũng là dịp để những gái trai trẻ khỏe trong làng cùng nhau thi sức, rèn luyện để sẵn sàng đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, với một mùa mưa bão dữ dội.


Những đội thuyền bơi đang dốc sức vươn lên

Về sau, khi đất nước ta giành thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, bác Hồ đại diện toàn thể đồng bào Việt Nam tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì niềm vui của ngày độc lập đã hòa chung với không khí của lễ hội truyền thống đáng quý này. Một năm sau ngày tháng lịch sử hào hùng đó, cứ mỗi dịp Quốc Khánh thì bà con huyện Lệ Thủy lại nô nức tổ chức Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang để mừng Tết Độc lập.

II. Một Lễ hội truyền thống ý nghĩa cho tất cả mọi người

Lễ hội truyền thống của miền quê Lệ Thủy không chỉ là một cuộc thi khoe tài tranh sức cho những trai tráng mà được tổ chức đều cho cả nam và nữ. Đến với cuộc tranh tài trên sông nước là các đội đua của các thôn hoặc xã được tuyển chọn từ những người khỏe mạnh và tài năng bậc nhất.


Đội thuyền đua của thôn Đại Phong đang phối hợp nhịp nhàng

Những “chiến thuyền” của các đội nam thường được gọi là thuyền bơi vì họ sẽ ngồi thành hai hàng để phối hợp nhịp nhàng theo hiệu lệnh của người gõ nhịp ở giữa thuyền. Một chút khác biệt đối với cuộc thi của nữ khi thuyền của họ lại gọi là thuyền đua và các cô gái, chị gái sẽ cùng nhau đứng trên thuyền thành 1 hàng và ra sức dùng chèo hoặc dầm để nhanh chóng đưa đội thi của mình lướt nhanh về đích trong tiếng gõ sanh hối hả của người cầm nhịp ngồi ở đầu thuyền.

III. Toàn cảnh Lễ hội đua, bơi thuyền rộn ràng ở Lệ Thủy

Nếu du khách có dịp đến thăm Lệ Thủy vào những ngày đầu tháng 9 thì chắc chắn sẽ cảm thấy choáng ngợp với khung cảnh Lễ hội hoành tráng và náo nhiệt hơn cả dịp Tết Nguyên Đán. Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang không chỉ là một món ăn tinh thần yêu thích của những người dân mà đó còn là một nét văn hóa in sâu vào tâm trí mỗi người con xứ Quảng qua những câu ca dao thân thương:

“Dù ai đi tây về đông

Mồng Hai tháng Chín cũng mong về nhà

Về nhà xem hội quê ta

Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”.

1. Công tác chuẩn bị kỹ lưỡng

Để có được một lễ hội thành công, các trai khỏe, gái mạnh đã được tuyển chọn từ trước một tháng và tập luyện đều đặn không ngừng để có được sức khỏe và kỹ năng tốt nhất lúc ra tranh tài. Khi những đoàn đua tập luyện thì người dân trong thôn, trong xã đều cùng nhau góp sức, người thì nấu những món ăn ngon, bổ dưỡng để tiếp sức cho họ, người thì động viên tinh thần, cổ vũ mỗi thành viên của đoàn đua.


Thuyền bơi trên sông Kiến Giang

Chiếc thuyền được đưa đi thi đấu phải là chiếc thuyền chất lượng tốt nhất, được đóng chắc chắn và lau chùi sạch sẽ. Bên cạnh đó, thuyền còn được trưởng thôn đưa đi cúng bái trước thần linh để cầu cho Lễ hội diễn ra suôn sẻ và đội đua của thôn nhà sẽ có thể giành được chiến thắng trong cuộc đua.

2. Sông Kiến Giang dài rộng đón chào những đoàn đua

Càng gần ngày Tết Độc lập thì dòng sông Kiến Giang lại càng trở nên sống động hơn và dường như cũng lây nỗi niềm hào hứng của các đò đua, đò bơi mà muốn mau mau “dậy sóng” Lễ hội. Ngày cuộc đua diễn ra, sông Kiến Giang được chứng kiến những dãy thuyền thẳng tắp, đội ngũ đua bơi chỉnh tề, đầy nhiệt huyết.


Các thuyền bơi, thuyền đua tập trung ở Ngã ba Mũi Viết trước khi thi đua

Đường đua, bơi trên sông Kiến Giang là một thử thách không hề nhỏ, các đội nam sẽ phải hoàn thành đường dài khoảng 24km còn nữ thì khoảng 15km. Quãng đường đua của các thuyền bơi nam sẽ bắt đầu từ ngã ba Mũi Viết lên đến cồn nổi ở thôn Xuân Bồ thì trở đầu quay trở lại và vạch đích sẽ ở khu vực cầu Xuân Phong. Cũng tương tự với lộ trình thi đấu của các thuyền bơi nam, tuy nhiên thuyền bơi nữ sẽ trở thuyền ở đoạn ngoẹo cổ cò vì quãng đường ngắn hơn bên nam. Đoạn trở cua thuyền chính là nơi gay cấn nhất cuộc thi vì thời điểm này sẽ là cơ hội để một số đội chiếm ưu thế và vượn lên nhưng cũng đầy rủi ro khi không ít thuyền đã chìm ở nơi này khi đang tranh tài.


Đoạn trở cồn nổi trên sông Kiến Giang thuộc khu vực thôn Xuân Bồ
3. Không gian tràn ngập sắc màu

Mỗi độ mừng Quốc Khánh 2/9 thì khắp các đường thôn ngõ xóm ở huyện Lệ Thủy đều rực rỡ sắc màu. Người người, nhà nhà từ trước nhiều ngày đã không nén được niềm háo hức  và lòng tự hào mà treo cờ đỏ sao vàng trước nhà, khiến cho ai cũng như lạc vào rừng cờ tung bay. Bên cạnh sắc đỏ, sắc vàng của cờ tổ quốc thì dọc hai bên sông Kiến Giang và trên những cây cầu bắc ngang qua sông đều được trang hoàng với hàng loạt những lá cờ đủ màu sắc sặc sỡ, đậm chất lễ hội.


Các đội thuyền với màu sắc rực rỡ

Ngày Lễ hội chính thức diễn ra thì dòng sông trong xanh lại in bóng những chiếc thuyền rồng được sơn đỏ, sơn vàng, sơn xanh rực rỡ, mới mẻ và được vẽ minh họa cực chi tiết hình ảnh của những thần rồng linh thiêng với đôi mắt có hồn, những chiếc vảy rồng tinh tế. Trang phục của những đoàn đua cũng được đầu tư kỹ càng khi mỗi đội đều có màu áo riêng, độc đáo. Những lá cờ, tấm băng rôn cổ cũ cũng góp thêm sắc màu vào bức tranh lễ hội vui nhộn, đa màu sắc.

4. Không khí náo nức của những khán giả nhiệt thành

Không cần ai dạy, chẳng cần ai dắt, từ già trẻ lớn bé của các gia đình đều tranh thủ dậy từ tinh mơ và ra bờ sông Kiến Giang để giữ một chỗ xem đò bơi, đò đua cho gần và rõ. Những cây cầu bắc ngang qua sông Kiến Giang như cầu Phong Xuân, cầu Liên Xuân cũng đông kín người từ sớm, mong được xem và cổ vũ đua thuyền. Không khí thi đấu của các đội đua càng nóng bao nhiêu thì tinh thần cổ vũ càng náo nức và cuồng nhiệt hơn bấy nhiêu.

 


Người dân tham gia cổ vũ rất nhiệt tình

Tiếng hò reo, tiếng cổ vũ, tiếng trống, tiếng mõ vang lên không ngớt, thậm chí có nhiều người còn mang cả chày cối, xoong nồi theo để làm vật dụng cổ vũ cho đội của thôn mình. Từng lớp từng lớp người chật như nêm hai bên bờ sông không chỉ hô hào mà còn cầm nón, cầm mũ vẫy không ngừng nghỉ để tăng thêm nhuệ khí cho các đoàn đua. Đặc biệt, có nhiều người dân còn lội xuống sông hoặc chạy xe máy theo đoàn đua để không bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc đáng nhớ nào của Lễ hội đua, bơi thuyền.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Vũ Châu Giang
02/01/2023 20:43:49
+4đ tặng
em thích nhất  Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) . Xuất phát từ hội bơi, đua của làng, của tổng với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu; thi thố sức trai, sức gái để chuẩn bị vật lộn với mùa mưa bão, chế ngự thiên nhiên. bởi vì là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần thượng võ trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Võ Ngọc Ngân
Mong ngắn lại ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư