- Em sẽ cùng giáo viên chủ nhiệm và các bạn ban cán sự lớp tham gia tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông qua các buổi sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa.
- Khi có tháng an toàn giao thông, em sẽ phát động và cùng các bạn tham gia thi đua tháng an toàn giao thông giữa các tổ trong lớp
- Thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền và giáo dục về văn hóa giao thông trên các trang mạng xã hội cá nhân.
- Trò chuyện, tuyên truyền mọi người thấy được tác hại của việc vi phạm giao thông (bị phạt tiền, ảnh hưởng sức khỏe, mạng sống, xã hội kém văn minh...), tuyên truyền với mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
- Em sẽ lên án, phê phán những người không chấp hành đúng luật an toàn giao thông, cố tình vi phạm luật giao thông.
- Sau một thời gian thực hiện các việc nêu trên, em thấy các bạn trong lớp đã có phần nhiều thay đổi về ý thức tham gia giao thông. Trong đó, biện pháp tổ chức các buổi thảo luận và các hội thi về an toàn giao thông được các bạn hưởng ứng rất tốt. Thông qua các buổi sinh hoạt, ngoại khóa đó chúng em có thể cùng nhau trao đổi, bàn luận về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cũng như được phổ biến thêm nhiều kiến thức về luật giao thông.
Một số biện pháp góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường:
Theo em để góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của học sinh thì việc xây dựng văn hóa giao thông học đường là một vấn đề quan trọng cần được chú trọng để góp phần nâng cao văn hóa và nhận thức của học sinh. Một số các biện pháp để xây dựng văn hóa giao thông học đường như sau:
- Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông để giúp học sinh hiểu rõ hơn về Luật giao thông đường bộ.
- Tổ chức các buổi Tọa đàm, hỏi đáp về an toàn giao thông dưới góc nhìn người trẻ với các tiểu phẩm về an toàn giao thông, tình huống giao thông để đưa ra những nội dung, biện pháp giáo dục về văn hóa tham gia giao thông.
- Cần phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Thành lập các đội thanh niên xung kích tham gia phân luồng giao thông, tránh tụ tập, tắc nghẽn giao thông.
- Trong các chương trình học chính khóa, tiết học ngoại khóa, giờ chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp nên lồng ghép nội dung giáo dục về ATGT. Qua đó ngoài việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ATGT còn trang bị được cho học sinh những kỹ năng, kiến thức về an toàn giao thông.
- Nhà trường cần kết hợp với các bậc phụ huynh quản lý chặt chẽ phương tiện, không cho con em mình điều khiển phương tiện giao thông khi chưa có giấy phép lái xe; nhắc nhở con em mình tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ.
- Tuyên truyền, rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông: khi tham gia giao thông không uống rượu bia, không phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm hành lang, vỉa hè, lòng đường.