Nói về thơ, có ý kiến cho rằng:
Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số. Thơ chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo.
Phân tích bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau khi học xong bài Cảnh Khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tâm trí vủa em vẫn luôn văng vẳng tiếng đọc thơ:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ,bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Làm cho lòng em trào dâng nhiều niềm cảm xúc không thế diễn tả hết thành lời. Đây là một bài thơ mà được Bác sáng tác vào năm 1947, thời kì mà kháng chiến chốn Pháp nổ ra. Cho nên, có lẽ rằng, khi viết bài thơ này, trong lòng của Bác vẫn đang có hàng trăm mối bận tâm, lo toan không thể nào kể xiết được thể nhưng ngay từ trong tâm hồn của Bác vẫn luôn là tâm hồn vủa một người thi sĩ với nội tâm mạnh mẽ với tâm hồn thi ca. Mở đầu bài thơ, Bác có viết:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Trong khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng thì tiếng suối chảy róc rách lại càng nổi bật và rõ ràng hơn . Mà qua tai Bác, Bác lại thấy tiếng suối kia chảy giống như tiếng hát vậy. Tiếng hát vang xa cả khu rừng. Bác sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh một cách sinh động, làm cho bài thơ trở nên càng êm đềm, thơ mộng.
Rồi còn cả ánh trăng chiếu rọi xuống khu rừng kia, và chia vẻ đẹp thiên nhiên đó thành ba tầng khác nhau, từ cao xuống thấp. Đầu tiên là ánh trăng sáng sau đó là bóng cổ thụ và cuối cùng chính là nhưng bông hoa đang nở rộ trên mặt đất. Chỉ qua 2 câu theo đầu như thế thôi mà em cũng đã đủ để tưởng tượng được cảnh đẹp thiên nhiên lúc đó đẹp tuyệt diệu đến nhường nào khiến cho người ngắm ngẩn ngơ với nhịp thơ 2 - 1 - 4, ngắt nhịp ở ngay từ trong khiến cho bài thơ thêm uyển chuyển,nhẹ nhàng. Đến với hai câu cuối của bài thơ thì Bác viết rằng:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Vậy liệu ngay ở câu thơ thứ hai, cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ? Có nghĩa là trong ban khuya vắng lặng, yên tĩnh đó thì hình bình của người chưa ngủ và Bác càng được rõ ràng như đang vẽ lên vậy! Hay là cảnh khuya đẹp như tranh vẽ còn Bác thì mãi vẫn chưa ngủ.
Nhưng đến câu thơ cuối cùng của bài thơ thì bác đã giải thích nguyên nhân chính khiến cho bác ngủ được, không phải là bức tranh thiên nhiên làm cho lòng người xao xuyến kia, mà là nỗi lo, lo cho nước, cho dân, cho cách mạng, cho sự nghiệp độc lập của nước ta.
Trong khung cảnh tính vắng và yên tĩnh đến lạ thường, trong lòng Bác có muôn vàn cảm xúc ngổn ngang trong tâm trí, về cảnh đẹp về đất nước. Và qua đó càng làm cho em kính trọng, khâm phục và yêu quý Bác - Người cha già của dân tộc Việt Nam ta. Một người yêu thiên nhiên và yêu cả đất nước! Làm ngòi bút của em không thể diễn tả hết bằng lời.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |