Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Về phía ta:
Thắng lợi của quân dân ta trong cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã đập tan cố gắng quân sự cao nhất và cũng là cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp và sự giúp sức của đế quốc Mĩ. Thắng lợi đó giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến.
2. Về phía địch:
Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương trở thành gánh nặng kinh tế và xã hội đối với nước Pháp. Họ muốn dẫn tới một giải pháp thương lượng trên thế mạnh, vì vậy đã quyết định tranh thủ viện trợ từ phía Mỹ nhằm thực hiện kế hoạch quân sự Nava với hy vọng tìm lối thoát trong danh dự. Nhưng nỗ lực cuối cùng này cũng bị thất bại sau khi thất thủ ở Điện Biên Phủ (7-5-1954).
2. Về mặt quốc tế:
Nguyện vọng của nhân dân toàn thế giới là hoà bình. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), thực chất là một cuộc đọ sức giữa hai phe, đi đến kết thúc mà không phân thắng bại. Xu thế hoà hoãn đã bắt đầu xuất hiện trong quan hệ quốc tế. Vào tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp ở Béclin thoả thuận việc triệu tập một Hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề chia cắt ở Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh, lập lại nền hoà bình ở Đông Dương.
Căn cứ vào điều kiện của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với thực dân Pháp và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng hòa bình, Việt Nam đã ký kết hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |