Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Doanh nghiệp và người lao động cần chủ động
Theo đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động do Covid-19 gây ra có thể làm tăng thêm 25 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể đưa ra giải pháp chính sách đối phó với tình hình này một cách đồng bộ ở tầm quốc tế - như thế giới đã chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009, thì tác động của dịch bệnh đến tình trạng thất nghiệp toàn cầu có thể giảm đáng kể.
Báo cáo đánh giá sơ bộ “Covid-19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp” của ILO kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và việc làm và hỗ trợ việc làm và thu nhập. Những biện pháp này bao gồm mở rộng an sinh xã hội, hỗ trợ khả năng giữ việc làm (như giảm thời giờ làm việc, nghỉ phép có lương, và các trợ cấp khác), giảm thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ngoài ra, báo cáo cũng đề xuất các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ cho vay và hỗ trợ tài chính đối với một số ngành kinh tế.
Nhằm khắc phục tình trạng thất nghiệp của người lao động tại Việt Nam trong tình hình dịch bệnh, ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, các doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài, phải nghĩ đến những biến động xã hội, biến động về chuyển dịch cơ cấu, biến động về thị trường và biến động về dịch. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn tính đến vấn đề này, quan trọng là ổn định được lực lượng lao động tham gia vào thị trường lao động. Vấn đề quan trọng là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm nguồn nhân lực của đất nước.
Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp, có thể nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất - kinh doanh; tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài các thị trường truyền thống; ứng dụng công nghệ thông tin chuyển từ kinh doanh trực tiếp sang kinh doanh trực tuyến; đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động.
Theo các chuyên gia, với tác động của dịch bệnh đến tình hình sản xuất - kinh doanh và người lao động, các khó khăn vẫn có thể tiếp diễn trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, diễn biến của Covid-19 trên thế giới vẫn đang tác động tiêu cực đến sản xuất và thương mại toàn cầu mặc dù hiện nay các nước đang nỗ lực để mọi thứ bình thường trở lại. Do vậy, việc triển khai thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp và người lao động là cấp thiết giúp vực dậy nền kinh tế nói chung, thị trường lao động và doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và người lao động cần xác định rõ rằng chính sách hỗ trợ hiện nay chỉ là hỗ trợ, các doanh nghiệp và người lao động cần chủ động, sáng tạo để tìm cơ hội thích ứng với bối cảnh mới, vượt qua đại dịch.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, trong bối cảnh hội nhập và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động Việt Nam cũng cần nhận thức rõ xu hướng thị trường lao động, tận dụng năng lực bản thân, chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, không chỉ về chuyên môn kỹ thuật mà cần chú trọng cả kỹ năng mềm, kiến thức pháp luật lao động để làm chủ công việc bản thân. Từ đó đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ thị trường lao động, giữ được việc làm và thu nhập ổn định.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |