Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bàn về sáng tạo thơ ca, Lưu Quang Vũ viết rằng

Bàn về sáng tạo thơ ca, Lưu Quang Vũ viết rằng:

Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn

Sau đêm tối, một ban mai mới mẻ

(Theo Mây trắng của đời tôi)

Bằng trải nghiệm văn học, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm trên.

Giúp mình câu này với ạ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3.186
1
0
tâm nguyễn
19/02/2023 16:12:18
Bài viết
Trong tiếng Tây Ban Nha có một từ rất hay để chỉ khoảnh khắc đặc biệt khi ta cảm nhận được sự rung cảm mãnh liệt hay khi nhận ra được ý nghĩa sâu xa ẩn giấu trong một tác phẩm nghệ thuật: “duende”. Có lẽ thơ ca cũng mang đến cho chúng ta đôi lần “duende” như thế. Bởi lẽ thơ ca cũng mở ra trước mắt chúng ta một thế giới của tình yêu và những cảm xúc chân thật, mà như nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết:
“Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu”.
Thơ ca - một loại hình nghệ thuật ngôn từ được tạo dựng bởi cảm xúc. Lưu Quang Vũ đã thật sự khéo léo khi gọi thơ là là những “ô cửa”. Ô cửa là nơi ngăn cách giữa hai thế giới: bên trong và bên ngoài. Nó cũng là con đường duy nhất kết nối được hai thế giới ấy, con đường duy nhất để con người di chuyển qua lại giữa bên trong và bên ngoài. Có lẽ thơ ca cũng giống như ô cửa ấy. Thơ ca là nơi mà người nghệ sĩ gửi gắm tâm tư tình cảm, và những vần thơ là những ô cửa ngăn giữa thế giới cảm xúc của nhà thơ với trái tim, tâm hồn của bạn đọc. Mỗi một bài thơ đều mở ra thế giới của tình yêu, nhưng thế giới tình cảm ấy chẳng đơn thuần của riêng mình người nghệ sĩ. Ơ những ô cửa ấy, còn là tình cảm giữa con người với con người. Có lẽ Lưu Quang Vũ đã thật tinh tường khi nhìn nhận được giá trị của thơ ca. Đó là cánh cửa kết nối tình cảm của người nghệ sĩ với thế giới, với độc giả. Và hơn cả là kết nối tâm hồn của tất thảy mọi người với nhau.
Thơ ca từ lâu đã mang trong mình sứ mệnh là bản diễn ngôn cho tình cảm của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ làm thơ bằng tình cảm chất chứa trong lòng mình . Khi con tim nhạy cảm của người nghệ sĩ rung lên những nhịp đập đầy yêu thương, khi tâm hồn ước ao cất lời, ấy là khi người nghệ sĩ sáng tạo ra thơ. Những khoảnh khắc như thế, nhà thơ đã mở lòng mình ra, gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình vào con chữ. Một ô cửa được tạo ra - ô cửa cảm xúc.
Những tình cảm ấy được nhà thơ trau chuốt, đưa nó ẩn sâu vào trong tác phẩm. Nơi ô cửa ấy, ta hoàn toàn có thể bắt gặp những thứ tình cảm vừa quen mà vừa lạ. Tựa hồ như đã trông thấy ở đâu, đã từng tự mình cảm nhận. Nhưng đôi khi nó lại lạ lẫm, mới mẻ đến lạ thường. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã đôi lần vương mình vào nỗi nhớ tương tư. Cái cảm giác cồn cào gào thét trong tâm trí. Cảm giác khắc khoải chờ mong. Thì có lẽ chúng ta đều thấu hiểu được cảm giác của chàng trai trong “Tương tư” của Nguyễn Bính.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
Nỗi nhớ trong tâm hồn giờ đây mở ra bằng chiều kích của không gian. Thôn Đoài với thôn Đông - phải chăng những khoảng cách địa lý xa xôi cành làm cho nỗi nhớ thêm dày đặc. Một phép ẩn dụ đầy tinh tế, nỗi nhớ trong câu thơ đầu chẳng được bộc lộ trực tiếp. Và rồi chúng ta tự hỏi: “Liệu rằng thôn Đoài có nhớ thôn Đông? Hay chăng là người thôn Đoài đang nhớ mong hình bóng ai đó ?” Và Nguyễn Bính đã cho chúng ta câu trả lời. Quả thực đó là nỗi nhớ của một người. Thật đặc biệt, nỗi nhớ trước nay chỉ được hình dung bằng ngôn từ của cảm giác giờ đây lại được hình dung bằng những số đếm. “Chín nhớ mười mong”, còn nỗi nhớ nào nhiều hơn thế. Nỗi nhớ tương tư chạm ngõ tâm hồn, Nguyễn Bính làm thơ để gửi gắm cảm giác vào đo. Khi ấy ô cửa đầu tiên của cảm xúc nơi người nghệ sĩ đã được hình thành.
Đứng riêng một vị trí và tồn tại bằng cảm xúc của thi nhân nhưng thơ ca cũng không tách mình ra khỏi quỹ đạo chung của thế giới văn học. Cũng như văn xuôi, thơ ca cũng bắt nguồn từ đời sống. “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin), chính vì thế mà thơ ca đã mở ra ô cửa hướng tới tình yêu với cuộc đời. Hiện thực trong thơ là thứ hiện thực được chắt lọc thông qua lăng kính của người nghệ sĩ. Nhà thơ nhìn nhận, đánh giá, suy ngẫm về hiện thực cuộc đời xung quanh mình. Bằng sự quan sát ấy, thi sĩ nảy sinh những rung cảm trước cuộc đời. Vì thế mà hiện thực bước vào trong thơ như một lẽ tất yếu. Ô cửa tình yêu liên kết hai thế giới hiện thực và tâm hồn người nghệ sĩ được rộng mở.
Xuân Diệu viết trong “Vội vàng” của mình:
“Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.”
Những vần thơ của Xuân Diệu đã bày ra trước mắt người đọc một khung cảnh đất trời thiên nhiên tuyệt sắc. Những cảnh vật đầy chân thực của hiện thực ngoài kia, từ ong bướm, những bông hoa nhỏ xinh, những cành tơ mơn mởn,... tất thảy đều mang trong mình nét đẹp diệu kỳ. Phải chăng vì thế mà xuyên suốt bài thơ, Xuân Diệu bày tỏ một nỗi lòng say mê, khát khao chiếm trọn vẻ đẹp thiên nhiên ấy.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Thứ tình trong thơ Xuân Diệu là thứ tình rung động với cuộc đời. Người thi sĩ ấy “ru với gió”, “mơ theo trăng”, nương mình vào ô cửa của cảm xúc. Một ô cửa mở ra thế giới tình yêu với hiện thực đời sống. Đó không chỉ là ô cửa của riêng thi nhân, nó là ô cửa của cả những bạn đọc chúng ta. Khi ta chán chường với cuộc đời, khi thế kỷ 21 của ta nhuốm màu buồn xám xịt. Thì khi mở ô cửa “Vội vàng” ta như thấy được một tiên cảnh nơi mặt đất. Bật tung cánh cửa ngôn từ, ta thấy một cuộc đời đầy màu sắc, một thứ tình yêu với cuộc đời đầy chan chứa. Phải chăng những vần thơ của Xuân Diệu đã giúp cho người đọc yêu cuộc sống nhiều hơn.
Chẳng dừng lại ở ô cửa của cá nhân người nghệ sĩ với cảm xúc của mình hay với cuộc đời. Thơ ca còn khoác lên mình trọng trách mở ra ô cửa cho tình yêu của con người với nhau. Giống như khoảnh khắc “duende”, khi cầm trên tay một tập thơ người đọc hoàn toàn có thể thấy mình trong đó. Người đọc cảm nhận từng con chữ, nghiền ngẫm nó và rồi thấu cảm với chính nhà thơ. Khi ấy thơ ca mở ra ô cửa giữa tâm hồn nhà thơ và bạn đọc. hai con người của hai bên cửa sổ ấy chạm đến với nhau, đồng điệu. Ở họ hướng tới những thứ tình chung mà thơ ca đã dẫn lối.
Có lẽ khi viết “Độc Tiểu Thanh ký” Nguyễn Du đã đồng điệu với tâm hồn của nàng Tiểu Thanh. Một ô cửa tình yêu bằng thơ ca được tạo dựng khi đại thi hào viết: “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”. Nguyễn Du thấu hiểu hoàn cảnh, thấu hiểu cho nỗi đau của người con gái mệnh bạc. Để rồi ngay trong chính thời khắc đồng điệu ấy, Nguyễn Du viết về chính mình, về nỗi quan hoài cá nhân:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
Một câu hỏi lớn mà Tố Như dành cho mình, dành cho thiên hạ, cho cuộc đời. Chỉ với đôi câu thơ của mình, Thi nhân đã mở ra một ô cửa sổ mới. Một ô cửa tìm kiếm sự kết nối với hậu thế, ô cửa tìm kiếm sự đồng điệu tâm hồn, thấu hiểu nỗi đau. Ba trăm năm có lẻ nữa liệu rằng cuộc đời, thời thế có đổi thay. Người tài liệu rằng mệnh có bạc?
Quả thực ô cửa ấy đã có người tìm đến. Chẳng tới ba trăm năm sau, Nguyễn Du đã có tri âm hậu thế. Đó là nhà thơ Tố Hữu với tiếng thơ hồi âm cho ô cửa của đại thi hào Nguyễn Du:
“Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!”
Tố Hữu đã thật sự đồng cảm để rồi dùng thi ca của mình mà mở ra ô cửa kết nối với với ô cửa năm nào của Nguyễn Du. Tấm lòng thơ ấy vẫn chứa chan tình đời, tình người. Dẫu qua bao năm tháng, dẫu “gió dập sóng dồi”, tình thơ vẫn vẹn nguyên. Giờ đây con chữ kết nối không chỉ là Tiểu Thanh với Nguyễn Du, mà còn là Nguyễn Du với Tố Hữu. Ô của tình yêu ấy bất biến với thời gian.
Có lẽ Lưu Quang Vũ với cuộc đời nghệ thuật của mình đã nhìn nhận rõ giá trị và khả năng kết nối của thơ ca. Thơ ca có sức mạnh mở ra thế giới của tình yêu và cảm xúc. Đó là cái chạm tay vào tâm hồn nơi người nghệ sĩ. Đó là tình yêu với cuộc đời, với sự sống. Đó là những chiều kích không gian tâm hồn rộng mở, tưởng chừng như chẳng bao giờ có nét chung giờ đây lại được thơ đưa về con ngõ đồng điệu. Nhận định ấy thật sự sâu sắc. Bởi lẽ nó mang đến những nhắc nhở cho người nghệ sĩ. Nhà thơ phải là người đầu tiên hiểu rõ giá trị của thơ ca. Phải biết cách khiến cho tác phẩm của mình trở thành một ô cửa mà phương hướng mở ra là tình yêu. Thì khi ấy người nghệ sĩ mới là sáng tạo thơ ca một cách thực thu. Cùng với đó còn là những điều gửi gắm đối với những bạn đọc chúng ta. Một ô cửa mở ra sẽ vô nghĩa nếu nó chỉ có một chiều. Bài thơ sẽ chết khi chẳng ai mảy may tiếp nhận, đồng cảm hay đối thoại với nó. Người đọc phải là người biết trau dồi, tôi luyện cho tâm hồn và giác quan của mình. làm sao để chính mình có thể thấu hiểu, đồng cảm với tâm tư tình cảm của nhà thơ. Chỉ khi cả người đọc và tác giả cùng đứng ở hai bên của ô cửa, thì thi phẩm mới thực sự có ý nghĩa. Bài thơ mở ra được những ô cửa là bài thơ có khả năng liên kết con người, cuộc đời. Đó là bài thơ được tiếp nhận, được thổi vào một luồng sức sống qua thời gian, là bài thơ hướng tới con người và vì nhân loại.
Tôi dường như đã tự ngẫm lại, trong suốt quãng thời gian chạm tới thế giới thơ ca, đã bao lần tôi đã đứng trước những ô cửa? Đã bao lần tôi được đánh thức những tâm tư vốn ngủ quên bằng thơ ca? Đã bao lần tôi lờ đi một tín hiệu, tín hiệu cho một trong số những tình cảm đang nảy nở của nhà thơ, chỉ vì sự rụt rè và ngại mở lòng của bản thân? Và có lẽ tôi thấy mình ở một bài thơ nào đó, một ô cửa nào đó đã dẫn lỗi tôi đến thế giới tình yêu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo