Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tả cảnh dân làng tiễn Thánh Gióng ra trận

ai giúp mk vs ạ
cứu mk,gấp
đề bài:tả cảnh dân làng tiễn Thánh Gióng ra trận
*đây là đề bài ôn thi hoặc thi đội tuyển văn,mai mk thi r nên k còn nhìu tgian nx
*mk cmon
4 trả lời
Hỏi chi tiết
339
2
1
Kly
03/02/2023 20:40:18
+5đ tặng

Mười mấy tuổi, tôi đã từng xem nhiều lễ hội trong làng. Hằng năm, cứ vào mùa xuân, bố tôi thường dẫn tôi đến chò sân đình, ở đố, đôi mắt trẻ thơ của tôi cứ ngây ra trước bao cảnh sắc. Nhưng suốt đời tôi vẫn không thể nào quên được cảnh làng tôi tiễn đưa cậu bé Gióng lên đường đi đánh giặc Ân, cứu nước.

Đó là vào một buổi sáng trời không mưa cũng không nắng. Có lẽ trời đất cũng rầu lòng trước cảnh vó ngựa kẻ thù đang giày xéo lên Tổ quốc mình.

Mới sớm tinh mơ, con đường làng hẹp đầy vết chân trâu đã lũ lượt người Người đâu mà lắm thế! Tôi có cảm tưởng cả nước Vàn Lang của Vua Hùng đang đổ dồn về đồng đất làng tôi. Không còn nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó đã trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.

Còn ngoài đình làng thì khỏi phải nói, chật như nêm cối. Ai cùng muốn chen vào giữa sân. Hơn hai chục anh trai làng lực lưỡng đang nắm tay nhau làm thành một vòng rào, cố giữ không cho mọi người tràn lên mảnh sân gạch giờ trở nên quá bé nhỏ so với cái vóc dáng khổng lồ của con ngựa sắt.

Các cụ bô lão đang sửa soạn lễ tế trời đất, cao lớn là thế, mà chỉ mới đứng ngang bụng ngựa. Nhờ nhanh nhẹn, tôi đã len lỏi vào sát bên trong, do vậy có thể nhìn kĩ được con ngựa thần kì này. Bờm ngựa dựng đứng lên như một hàng chông sắt. Thỉnh thoảng ngựa vẫy đuôi. Tôi hình dung cái đuôi ấy chi cần quệt vào thằng giặc nào là thằng ây đủ chết mất ngáp. Ngựa lại còn dậm chân, làm gạch sân đình vốn nung rất chín, cũng nát thành cám.

Con ngựa sắt đã hùng vĩ, phi thường, chủ của nó càng hừng vĩ, phi thường hơn! Làm sao có thể tưởng tượng được một cậu bé kém tôi cả chục tuổi, cách đây mấy tháng còn nằm toong gióng treo, chưa biết đi, chưa biết nói, giờ đã trở nên một tráng sĩ oai phong lẫm liệt trong bộ giáp sắt, đầu đội mũ sắt, tay cầm roi cũng bằng sắt!

Đã đến giờ tế lễ. Mọi người im lặng. Không khí trang nghiêm hẳn. Hồn thiêng sông núi đang chứng giám giờ phút lịch sử này. Chỉ một lát nữa thôi, cậu bé Gióng làng tôi sẽ lên đường ra chiến trường. Gióng dắt ngựa đứng trước sân đình, sau lưng cụ già cao niên nhất làng và vị sứ giả của vua Hùng. Khi hai cụ mỗi người một bó hương rõ to, cháy rực, tiến thẳng đến bàn thờ Tổ quốc thì Gióng và ngựa sắt đều cúi đầu. Cả làng nín thở. Nhiều bà mẹ khóc. Gióng lại dắt ngựa hướng ra cổng làng.

Lúc ấy tôi bỗng thấy mẹ Gióng, với tà áo nâu và tấm lưng còng như mọi bà mẹ quê tôi, lao về phía Gióng. Gióng vội quỳ xuống và cúi gập người ôm lấy mẹ. Gióng hôn lên mái tóc mẹ giờ đã pha nhiều sợi bạc, rồi đặt cây roi sắt dưới đất, lấy tay lau nước mắt cho mẹ. Tôi ngước nhìn Gióng và thấy trên má Gióng ươn ướt vài giọt nước mắt. Con ngựa sắt ngoảnh cổ sang một bên, không nhìn cảnh chia tay của mẹ con Gióng. Dường như nó sợ xúc động…

Tiếng phèng la vang liên hồi. Gióng hôn mẹ lần cuối rồi cầm roi sắt đứng lên. Cụ già cao niên nhất làng và sứ giả Vua Hùng đi trước, về phía cổng làng. Đám đông dạt ra như sóng rẽ. Gióng dắt ngựa sắt đi tiếp sau. Các bà cụ đìu mẹ Gióng đi theo. Cả làng đi theo. Không nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó lại trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.

Cổng làng hiện rõ trong tầm mắt. Gióng bước lên lưng ngựa, quay lại chào cả làng rồi vung roi, giật cương, chân thúc vào mình ngựa, ngựa sắt hi vang trời, vẫy mạnh đuôi, phi nước đại, nhanh như một mùi tên bắn.

Gióng và ngựa sắt đã mất hút ở phía chân trời mà mọi người vẫn còn sững sờ như tỉnh như say. Đến lúc ấy, cả làng mới thôi không theo người ra trận, cả làng bắt đầu hướng mắt về một người khác: mẹ Gióng. Hình như ai cũng nghĩ rằng giá không có người mẹ này thì làm sao có được người con anh hùng như Gióng kia.

Và bầu trời như cơ hồ hửng nắng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Tr Hải
03/02/2023 20:40:39
+4đ tặng

Chẳng biết từ bao giờ, những câu chuyện dân gian đã đến với tôi bằng những điều thân thuộc nhất của tuổi học trò đang nồng cháy những tình cảm thân thuộc với quê hương đất nước. Trong những câu chuyện hay và hấp dẫn đó, tôi đặc biệt ấn tượng với Thánh Gióng, tác phẩm có lẽ đã in dấu trong tâm trí tôi về một vị anh hùng dân tộc tuy không phải là một nhân vật có thật, hư ảo nhưng cũng đủ để khiến tôi có những suy nghĩ và nuôi dưỡng tâm hồn tôi phát triển mỗi ngày. Đặc biệt là cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ trước lúc ra trận đánh giặc là đặc sắc hơn cả. Tôi đã ngồi lại đây với những cảm xúc dâng trào để kể lại cho các bạn về câu chuyện Thánh Gióng và cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ để ra chiến trận đánh giặc Ân.

Câu chuyện kể rằng, vào thời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng trẻ trong một ngôi làng nhỏ, có tên là làng Gióng, cuộc sống vất vả, bôn ba chăm chỉ làm việc, hiền lành chính trực nhưng khổ nỗi, họ vẫn chưa có một đứa con cho cuộc sống thêm hạnh phúc, cuộc sống không có con khiến hai vợ chồng vô cùng buồn bã và đau khổ. Rồi đến một ngày, khi ông bà vẫn như thường ngày ra đồng làm công việc của mình, bất chợt thấy một vết chân rất to giữa ruộng, ướm thử chân vào đó. Một thời gian sau, bà có mang trong sự ngỡ ngàng của người chồng. Một năm sau, bà đẻ ra một cậu bé vô cùng đẹp trai và kháu khỉnh, ông bà không giấu được sự vui mừng, ngỡ rằng ăn ở có đức nên Trời thương và cho có một đứa con. Cậu bé sinh ra vô cùng khỏe mạnh và đẹp đẽ, bụ bẫm chỉ mỗi tội từ lúc sinh ra cho đến khi lên ba, không hề nói và biết đi như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Mỗi ngày chỉ biết nằm và quay lưng vào vách tường, không hề quan tâm đến mọi người cho dù người mẹ đã dỗ dành và trò chuyện cùng. Thấy vậy, người mẹ vô cùng buồn bã nhưng đứa con vẫn không thay đổi đặt đâu nằm đó không nói cũng không cười. 

Rồi vào năm nọ, đất nước có giặc Ân đến xâm chiếm nước ta, sự hung ác của quân giặc vô cùng tàn bạo, đến đâu phá hoại của cải đến đó. Triều đình cũng vô cùng khốn đốn và thua trận trước thế lực mạnh mẽ của chúng. Một hôm, người mẹ đang làm việc bỗng nghe có tiếng sứ giả tìm kiếm những người tài ra đi cứu nước lúc lâm nguy. Thấy vậy, các chàng trai làng trên xóm dưới đều hồ hởi ra đi giúp đất nước. Người mẹ thấy sứ giả nói vậy, lại nhìn đứa con của mình bằng tuổi đấy ai cũng hết mình vì đất nước mà con mình đã lên ba nhưng vẫn chưa biết nói và nằm một chỗ. Bỗng có tiếng nói của em bé kêu mẹ mời sứ giả vào thưa chuyện, người mẹ ngạc nhiên và mừng rỡ ra mời sứ giả vào cho con. Chỉ với 1 con ngựa sắt, 1 áo giáp sắt và một chiếc roi sắt người con sẽ ra chiến trận khiến sứ giả vô cùng kinh ngạc. Từ đó người con ăn khỏe vô cùng lớn nhanh như thổi thành một tráng sĩ sao to người mẹ nấu ăn bao nhiêu cũng không đủ con ăn. Ngày sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt cũng đến. Con bà vươn vai cưỡi ngựa mặc áo giáp vô cùng oai phong. 

Đến đây, Gióng đã phải chào mẹ, chia tay người mẹ để lên đường ra trận đánh giặc Ân, cậu bé không biết nói, biết đi ngày nào giờ đây đã là một tráng sĩ cao to, Gióng quay đầu lại nhìn về quê hương, nơi mình được sinh ra, nhìn người mẹ hiền từ, vất vả mang nặng sinh ra cậu mà lòng rơm rớm lệ rơi, xúc động. Gióng đến gần bên người mẹ lau dòng nước mắt và dặn mẹ rằng con sẽ trở về. Lòng của cậu đã dặn, chưa báo hiếu mẹ ngày nào sau bao nhiêu năm khổ cực vô cùng vì con. Nghe vậy, người mẹ vô cùng xúc động và đau đớn hơn khi nghe người con hiểu chuyện đến vậy. Cuối cùng, hai người ôm nhau từ biệt, dòng lệ của mẹ tuôn rơi quay đi không dám nhìn con ra đi. Cậu bé Gióng quay lại chào mẹ: “Con đi mẹ nhé”. Khi nhận được cái gật đầu của mẹ, người anh hùng ra đi đánh giặc cứu lấy non sông. 

Lâu sau, có tin vui khi quân giặc thua cuộc và rút chạy về nước, những chàng trai đã trở về quê hương, náo nức ca ngợi con trai của bà giỏi giang đến thế, nhưng người mẹ chờ mãi không thấy người con trở về, người mẹ lòng như lửa đốt, có người nói với bà, con bà sẽ không quay về nữa. Thế rồi một ngày kia, bà nằm mộng thấy có sứ giả nhà trời về báo: sau khi đánh tan giặc Ân, Ngọc Hoàng đã ra lệnh triệu con bà về thiên đình gấp, vì thế nó không kịp về chào từ biệt mẹ già. Bà đã kể câu chuyện trong mơ cho dân làng nghe, lúc bấy giờ họ mới nói thật với bà rằng: chính mắt họ trông thấy tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi rồi cả người cả ngựa bay thẳng lên trời như một ánh chớp sáng.

Câu chuyện Thánh Gióng tuy không có thật nhưng đã để lại những ấn tượng sâu sắc về tình cảm mẫu tử giữa người mẹ và cậu bé Gióng, cho thấy tình cảm mẫu tử thiêng liêng, người mẹ hết lòng vì con dù trong hoàn cảnh như thế nào. Từ đó cũng thấy được tình thần yêu nước, hết lòng bảo vệ đất nước của Thánh Gióng cũng như toàn thể dân tộc đoàn kết để đất nước ấm no, hạnh phúc. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt.

2
0
Vinh
03/02/2023 20:40:41
+3đ tặng

Ngày xửa ngày xưa vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con để an ủi tuổi già. Một hôm, bà vợ ra đồng trông thấy một vết chân to, bà liền đật chân vào ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng, bà sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng lạ thay, chú bé đã ba tuổi mà vẫn như lúc mới lọt lòng, không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận. Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước. Khi nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con". Nhìn thấy sứ giả, chú bé nói: "Ông tâu với nhà vua chuẩn bị cho tôi một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt. Tôi sẽ đánh tan quân giặc.". Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.

Giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng sợ. Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt đến. Chú bé đứng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn khoẻ mạnh, uy nghi, hùng dũng. Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa sáng rực cả góc trời. Tráng sĩ vung roi sắt, quân giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gãy. Tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật tới tấp vào quân giặc. Giặc tháo chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đó, tráng sĩ cởi giáp sắt, cả người cả ngựa bay vút lên trời. Vua nhớ công ơn, phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tháng tư hằng năm, làng mở hội rất to. Người ta còn nói rằng, những bụi tre ở huyện Gia Bình bị ngựa phun lửa vào nên mới có màu vàng óng như thế. Những ngọn lửa do ngựa phun ra cũng thiêu cháy một làng, về sau làng đó được gọi là làng Cháy. Những vết chân ngựa giờ trở thành những ao hồ liên tiếp.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước. Em vô cùng tự hào về những anh hùng dân tộc. Thật hạnh phúc khi chúng em được sống trong hoà bình. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

0
0
Yến Khuất
03/02/2023 20:46:18
+2đ tặng
Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ thể hiện cho tinh thần kiên cường bất khuất của cả dân tộc ta. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa xông pha ra trận địa để lại trong lòng mỗi người dân một ấn tượng sâu sắc. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ không nản lòng mà nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù xâm lăng. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hùng, tráng lệ. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo