Câu 1 Sau hai cuộc “chiến tranh Nam – Bắc triều” và “Chiến tranh Trịnh – Nguyễn”, đất nước rơi vào tình trạng.
A. Hỗn chiến giữa các thế lực phong kiến. B. Đất nước bị chia cắt.
C. Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ D. Bị nước ngoài xâm lược.
Câu 2. Buôn bán với nước ngoài ở thế kỷ XVI – XVIII có điểm mới so với thế kỷ - XV là:
A. Thương nhân được lập phố xá buôn bán lâu dài. B. Nhà nước nắm đốc quyền.
C. Các làng buôn ngày càng nhiều. D. Các hình thức chợ mọc lên nhiều.
Câu 3. Nguyên nhân khách quan tác động đến sự phát triển của ngoại thương ở thế kỷ XVI – XVIII.
A. Nhà nước lập nhiều hải cảng. B. Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều.
C. Con đường buôn bán trên thế giới được mở rộng D. Chính sách mở cửa của nhà nước.
Câu 4. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của phong trào Tây Sơn.
A. Ổn định tình hình chính trị của chúa Nguyễn. B. Thống nhất đất nước.
C. Phát triển kinh tế. D. Tiêu diệt bọn nội phản
Câu 5. Bải thơ “Gò Đống Đa” nói đến thắng lợi của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của triều đại nào của Trung Quốc.
A. Tống. B. Đường. C. Minh. D. Thanh.
Câu 6. Nội dung nào sau đây thể hiện nội dung của nền giáo dục nước ta ở các thế kỷ XVI – XVIII.
A. Khoa học tự nhiên. B. Khoa học đại chúng. C. Kinh sử. D. Triết lý thần học.
Câu 7. Điểm mới của những thành tựu kỹ thuật nước ta ở thế kỷ XVI – XVIII là:
A. Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây. B. Chế tạo súng thần cơ.
C. Đóng thuyền chiến có lầu. D. Đóng tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
Câu 8: Trước khi cách mạng tư sản Pháp bùng nổ ruộng đất tập trung vào giai cấp nào ?
A. Lãnh chúa B. Quý tộc C. Tăng lữ D. Thợ thủ công
Câu 9: Ở miền Bắc của Bắc Mĩ nền kinh tế nào đã phát triển ?
A. Nông nghiệp B. Thương nghiệp C. Công thương nghiệp D. Buôn bán
Câu 10: Thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã hình thành ở đâu ?
A. Địa Trung Hải B. Ven bờ Đại Tây Dương C. Thái Bình Dương D. Châu thổ các con sông
Câu 11: Cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần, biểu hiện là
A. giai cấp thống trị không muốn thay đổi chế độ chính trị
B. đẳng cấp thứ ba bị lệ thuộc vào đẳng cấp có đặc quyền
C. giai cấp thống trị muốn duy trì quyền lực của phong kiến
D. mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa các đẳng cấp
Câu 12: Xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn như thế nào?
A. Bế tắc, khủng hoảng trầm trọng B. Càng rối ren, phức tạp
C. Có những bước phát triển vượt bậc so với các triều đại phong kiến trước đây.
D. ổn định và phát triển
Câu 14: Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Anh đạt đến đỉnh cao?
A. 1658 quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại nền quân chủ B. 1688 Vin- hem Ô-ran-gơ lên làm vua
C. Năm 1648 quân Sác- lơ I bị quốc hội đánh bại D. năm 1649, Sác- lơ I bị xử tử
Câu 15: Điểm nỗi bật của tình hình nước Anh trước cách mạng là:
A. Phát triển khoa học kỉ thuật tiên tiến. B. Nền công hòa đã được thiết lập ở Anh.
C. Nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu D. Không duy trì được đặc quyền của xã hội phong kiến.
Câu 17: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?
A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch. B. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
C. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh. D. Đó là một con sông lớn.
Câu 18: Sự kiện nào mở đầu cho chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ?
A. Chè Bôxtơn B. Thuốc lá C. Mía D. Bông
Câu 19: Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng nào cho dưới đây ?
A. Giải phóng dân tộc B. Cách mạng tư sản C. Cách mạng vô sản D. Cách mạng chủ nghĩa xã hội
Câu 20: Hoà ước Vecxai (Pháp) được kí kết vào thời gian nào để công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ?
A. 1784 B. 1786 C. 1783 D. 1785
Câu 21: Chính quyền trung ương thời nhà Nguyễn đựơc tổ chức theo mô hình thời nhà nào trước đó?
A. Thời nhà Tiền Lê B. Thời nhà Hậu Lê C. Thời nhà Trần D. Thời nhà Lý
Câu 23: Vì sao nói trong các năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước?
A. Khởi nghĩa lật đổ chính quyền Lê – Trịnh tồn tại hàng ngàn năm.
B. Lần lượt đánh bại hai tập đoàn phong kiến phản động Nguyễn ở Đàng Trong và Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài.
C. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút các lãnh tụ và người lãnh đạo cả hai Đàng.
D. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong được nhân dân hai Đàng hưởng ứng.
Câu 24: Nội chiến ở Mỹ ( 1861- 1865) diễn ra giữa các thế lực:
A. Quý tộc và tư sản miền Bắc với chế độ phong kiến miền Nam. B. Giai cấp phong kiến miền Bắc và chủ nô miền nam
C. Tư sản miền Bắc và chủ nô miền Nam D. Tư sản miền Nam và chủ nô miền Bắc
Câu 25: Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là gì?
A. Vốn, đội ngũ công nhân làm thuê. B. Tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học – kĩ thuật.
C. Tư bản và các thiết bị máy móc D. Tư bản, công nhân.
Câu 27: Thaønh phaàn laõnh ñaïo caùch maïng tö saûn Anh :
A. Giai caáp tö saûn B. Giai caáp tö saûn vaø quyù toäc phong kieán
C. Quyù toäc môùi D. Quyù toäc môùi vaø giai caáp tö saûn
Câu 28: Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?
A. áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là "Thiên triều"
B. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây
C. Siết chặt cách thống trị đối với nhân dân. Đóng kín, bảo thủ, mù quáng
D. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh
Câu 29: Trong Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, trận đánh quyết định nào làm cho toàn bộ quân Anh phải đầu hàng?
A. Trận đánh ở Oa-sinh-tơn B. Trận đánh ở Bô-xtơn. C. Trận đánh ở I-oóc- tao. D. Trận đánh ở Xa-ra-tô-ga.
Câu 30: Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Kí kết hoà ước Véc – xai ở Pháp tháng 1783 B. Thông qua bản tuyên ngôn độc lập ngày 4 – 7- 1776
C. Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787 D. Chíên thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17 – 10 – 1777
Câu 31: Những chính sách của chính phủ Anh đã tác động đến nhân dân thuộc địa như thế nào ?
A. Tổn hại quyền lợi tư tưởng B. Tổn hại quyền lợi chính trị
C. Tổn hại quyền lợi xã hội D. Tổn hại quyền lợi kinh tế
Câu 32: Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến phong trào Tây Sơn bùng nổ?
A. Đời sống nhân dân cực khổ B. Nhân dân bị áp bức bóc lột thậm tệ
C.Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong ngày càng suy thoái D.Các thế lực phong kiến bên ngoài chuẩn bị xâm lược nước ta.
Câu 33: Chính sách của chính quyền Gia- cô- banh thể hiện sự triệt để cách mạng:
A. Thực hiện chế độ phổ thông đầu phiếu cho công dân từ 21 tuổi trở lên.
B. Giải quyết các quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. xử tử vua và hoàng hậu, xóa bỏ chế độ quân chủ, thiết lập nền cộng hòa đầu tiên.
D. xóa bỏ hiến pháp củ, đề ra hiến pháp mới tiến bộ hơn.
Câu 34: Vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ thừa thiên vào thời gian nào?
A. Năm 1831 - 1832 B. Năm 1832 – 1933 C. Năm 1824 - 1825 D. Năm 1813 - 1823
Câu 35: Trong xã hội của nước Pháp bao gồm mấy đẳng cấp ?
A. 6 đẳng cấp B. 4 đẳng cấp C. 5 đẳng cấp D. 3 đẳng cấp
Câu 36: Sau khi được Vua Lê Chiêu Thống cầu viện,nhà Thanh đem bao nhiêu quân kéo sang nước ta?
A. 39 vạn quân B. 28 vạn quân C. 29 vạn quân D. 30 vạn quân
Câu 37: Chiến thắng tạo bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ là:
A. Chiến thắng Bô- xton B. Chiến thắng I-ooc- tao C. Chiến thắng Xa- ra-tô ga D. Chiến thắng Oa-sin-tơn
Câu 38: Lui XVI triệu tập Quốc hội để giải quyết vấn đề gì cho nhà vua ?
A. Tài chính B. Xã hội C. Đối ngoại D. Kinh tế