Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lạc gồm các giống gì? Nêu ví dụ? Tính trạng nổi bật của giống Lạc?

Giống Lạc gồm các giống gì , nêu ví dụ ? Tính trạng nổi bật của giống Lạc?
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
118
0
0
Đức anh Lê
12/02/2023 16:18:15

1. Nguồn gốc
Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Thắng, TS. Nguyễn Thị Chinh, TS. Nguyễn Xuân Hồng, VS. TSKH. Trần Đình Long, TS. Hoàng Minh Tâm, KS. Nguyễn Thái An – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

Giống lạc L14 được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc QĐ5 từ tập đoàn lạc nhập nội của Trung Quốc. Giống được công nhận chính thức là giống TBKT theo Quyết định số 5310/BNN- KHKT ngày 29 tháng 11 năm 2002.

2. Đặc điểm
– L14 cho năng suất cao và có nhiều đặc điểm nông học tốt. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm.
– Thời gian sinh trưởng: 120-135 ngày (vụ xuân); 90-110 ngày (vụ thu và thu đông).
– Chiều cao thân chính 30-50 cm, quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng, khối lượng 100 quả 155-165 g, khối lượng 100 hạt 60-65g, tỷ lệ nhân/quả 72-75%
–  Năng suất 45-60 tạ/ha.
– Chống chịu sâu bệnh: kháng bệnh lá (Đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt…) khá cao, kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn) khá. Chịu thâm canh cho năng suất cao.

3. Kỹ thuật canh tác
– Đất trồng: L14 có thể trồng trên đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông,ven biển có thành phần cơ giới thích hợp là cát pha, thịt nhẹ dễ thoát nước.
– Làm đất:Cày sâu, bừa nhỏ tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại trước khi rạch hàng.
– Chọn giống:Trước khi gieo trồng phải thử lại sức nảy mầm. Giống đạt tiêu chuẩn tốt phải đạt sức nảy mầm trên 85%.
– Thời vụ gieo:
+ Các tỉnh phía Bắc: 5/01-30/03 (Vụ xuân); 30/06-15/07 (vụ thu); 25/08-10/09 (vụ thu đông)
+ Duyên hải miền trung: 01/12-30/01 (Vụ xuân); 01/04-01/05 (vụ thu); 15/07-15/08 (vụ thu đông)
– Phân bón và cách bón:
            Đạm urea       50-60 kg/ha
            Lân super       400-450 kg/ha
            Kali                100-120 kg/ha
            Vôi bột           400-500 kg/ha
            Phân chuồng 5-10 tấn/ha
            Vôi bột bón lót 1/2 trước khi rạch hàng, 1/2 còn lại bón vào lúc vun gốc. Toàn bộ lượngphân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10-15 cm), phân chuồng bón sau cùng. Sau khi bón phân lấp đất dày 2-3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc vào phân.
– Kích thước luống:
+ Đất ruộng dễ bị ngập úng hoặc có thể chủ động tưới khi hạn cần lên luống rộng 80-85 cm (cả rãnh), luống cao 20-25 cm, đảm bảo mặt luống rộng 50-55cm được chia thành 2 hàng dọc theo chiều dài luống.
+ Đất bãi ven sông có thể gieo thành từng băng hoặc lên luống rộng 1,3 m (cả rãnh), luống cao 15-20 cm, đảm bảo mặt luống rộng 1,0 m được chia thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống.
+ Đất đồi trồng theo đường đồng mức để tránh rửa trôi đất , kích thứơc luống tương tự như đất bãi.
+ Nếu che phủ nilon, kích thức luống và mật độ gieo phải tuân thủ theo qui trình hướng dẫn nếu không sẽ không phù hợp với kích cỡ nilon đã sản xuất. Thường nilon hiện này chúng tôi khuyến cao và thấy thuận lợi trong thao tác và đạt hiệu quả sản xuất cao là sử dụng loại nilon có đường kính ống rộng 60 cm cho mặt luống rộng 1m và đường kính ống 35 cm cho mặt luống rộng 50-55 cm. độ dày nilon từ 0,007- 0,01mm (Đảm bảo 1kg nilon có thể che phủ được 100 m2).
– Lượng giống cần cho 1 ha:Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85% thì lượng giống cần 220 kg/ha (giống vụ xuân) và 170 kg (giống vụ thu hoặc thu đông).
– Mật độ và khoảng cách gieo: Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm, hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc hốc cách hốc 20 cm gieo 2 hạt/hốc, đảm bảo mật độ 35-40 cây/m­­2. Khi gieo hạt phải đủ ẩm, hạt được phủ sâu 3-5 cm
– Chăm sóc:
+ Xới phá váng khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc 10-12 ngày). Xới cỏ lần 2 khi cây có 7-8 lá thật, xới sâu 5-6 cm sát gốc, không vun gốc. Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7-10 ngày.
+ Tưới nước: Nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi hoa (cây có 7-8 lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn.
– Phòng trừ sâu: bằng Sumidicin 0,2%. Dùng Daconil, Anvil, Bayleton 0.1-0,3% hoặc zinhep 0,2%,Boocđô phun lần 1 sau gieo 50-60 ngày, lần 2 cách lần một 15-20 ngày để ngăn ngừa bệnh lá làm rụng lá sớm.
– Thu hoạch và bảo quản:Thu hoạch khi cây có trên 7 qủa già. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được. Phơi và bảo quản lạc giống: nhất thiết phải phơi trên nong nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Sau khi phơi phải để nguội sau đó cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khô mát.

4. Hướng sử dụng và yêu câu kỹ thuật
Mùa vụ: có thể gieo trồng ở tất cả các vụ lạc trong trong năm.
Vùng đất gieo trồng: L14 có thể trồng trên đất ruộng, đất bãi ven sông, ven biển, gò đồi. Đất có thành phần cơ giới thích hợp là thịt nhẹ dễ thoát nước.
Lưu ý: L14 là giống lạc có khả năng thích ứng rộng, cho năng suất cao ở các vùng sinh thái. Tuy nhiên nên bố trí trồng ở chân đất tốt và chủ động tưới tiêu để đạt năng suất cao nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư