Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu sau?

Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu sau:
a) Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
​Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ tới anh
Cả trong mơ còn thức
b)Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
c) Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
​Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn bước lên cao, ngàn bước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
d) Vẫn như xưa vườn dừa quê nội
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương biết mấy oán hờn
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.
8 trả lời
Hỏi chi tiết
3.627
2
2
Nguyễn Tấn Hiếu
19/08/2018 19:42:58
a, Giản dị thôi, đơn sơ thôi! Nhưng dường như đó lại là đoạn xuất thần của ngòi bút Xuân Quỳnh. Trong bài thơ, tác giả hiện ra như một người phụ nữ đang trầm ngâm suy cảm trước từng con sóng biển. Lần này, đối diện với đại dương, Xuân Quỳnh mới khám phá ra một điều giản dị mà cũng là chân lí sâu xa biển gồm cả những con sóng nổi lẫn những con sóng chìm. Bời mang hai thứ sóng ấy trong lòng mà biển chẳng bao giờ nguôi yên. Thì ra đại dương là cả một tâm trạng lớn. Đại dương đang bị những khát khao, những mong nhớ dày vò đến cồn cào. Ở đoạn trên, băn khoăn tìm hiểu về nguồn gốc bí ẩn của sóng, thi sĩ thấy bất lực. Nhưng ở đoạn này, xem ra Xuân Quỳnh đã thấy một sự lí giải không ngờ: sóng bắt đầu từ nỗi nhớ :
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Tuy nhiên, điều thú vị là ở chỗ: đã là sóng thì bao giờ cũng thức. Sóng không ngủ. Bởi sóng ngủ thì sóng cũng không tồn tại. Vì lí do này mà người ta đã thấy sóng là nhịp đập của biển, là trái tim của biển, là sự sống của biển. Đối với Xuân Quỳnh, chỉ vì sóng nhớ bờ da diết mà sóng không ngủ được. Từ đó, thi sĩ liên tưởng đến trái tim người phụ nữ khi yêu. Và, thật bất ngờ, thi sĩ khám phá ra chính mình:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Có lẽ thế, nếu sóng là sự sống của biển thì nhớ là sự sống của tình yêu. Nỗi nhớ đồng nghĩa với tình yêu. Một tâm hồn nhớ là dấu hiệu chắc chắn để khẳng định một trái tim đã ngừng yêu, một mối tình đã tắt. Sóng thức trong lòng biển đã cồn cào, sóng thức trong lòng em còn muôn vạn lần cồn cào hơn. Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi này “Ngày đêm không ngủ được". Người phụ nữ khi yêu là hiến dâng toàn tâm, toàn ý, toàn hồn. Cho nên ngay đến "Cả trong mơ còn thức". Câu thơ cũng tựa như một con sóng đi xuyên qua cả hai cõi Thực và Mộng. Giới hạn của sóng là cõi thực. Còn người phụ nữ khi yêu thì nỗi nhớ đã xáo trộn cả Thực và Mộng. Nếu còn một cõi nào khác nữa thì người phụ nữ ấy cũng sẽ dành trọn cho tình yêu. Cả cuộc đời là nỗi trăn trở lớn! Đã không ngủ trong cõi thực lại thao thức cả trong cõi mộng để nâng niu, chắt chiu từng khoảng khắc hạnh phúc. Ngỡ như chỉ cần chợp mắt trong giây lát thế là một khoảng khắc đã trôi qua uổng phí, không kịp tận hưởng. Chẳng phải khi yêu, người ta cũng thường phấp phỏng, lo âu vì nỗi sợ mất nhau? Cơ hồ chỉ cần chợp mắt một chút thôi, thì e rằng, vì một lí do nào đó, người mình yêu bỗng nhiên tan biến. Cái hạnh phúc mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi lòng tay! “Cả trong mơ còn thức", lời thơ thật phi lí mà khát khao thật cảm động. Muốn vào cả trong giấc mơ, đó không chỉ là khao khát của tình yêu, với Xuân Quỳnh đó còn là khao khát của tình mẫu tử.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
19/08/2018 19:45:30
b, Chính vì vẻ đẹp của thiên đường trên mặt đất đã làm cho Xuân Diệu phát hiện ra một sự mới mẻ và hết sức táo bạo: ” tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Vẻ đẹp của mùa xuân được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả sự nồng nàn, tình tứ, quyến rủ, đắm say, hạnh phúc. Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời được Xuân Diệu nếm từng chút một, khiến những hình ảnh ấy càng trở nên đẹp lạ kì, như đang hiện ra trước mắt người đọc , làm cho cuộc sống luôn rộn ràng, xục sôi , mãnh liệt.
1
2
Nguyễn Tấn Hiếu
19/08/2018 19:45:59
c, Bài thơ Tây Tiến có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê ) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ. Và đây là một nét đẹp hào hùng trên đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến qua sự hồi tưởng của nhà thơ Quang Dũng: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Hen hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Bốn câu thơ mà dựng lên trước mắt ta cái độ cao đến rợn người của chiến trường Tây Tiến. Người lính phải hành quân lên cao mãi, hết dốc này đến dốc khác, đã “khúc khuỷu” lại “thăm thẳm”. Nhịp thơ dừng ở vần trắc Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm tưởng như nghe được nhịp thở nặng nhọc, gấp gáp của người chiến sĩ đang trèo núi để chiếm lĩnh những độ cao thăm thẳm. Ngỡ như các anh đang đi trong mây, đang cưỡi trên mây (“cồn mây”) để lên đến đỉnh trời. Và khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất thì “súng” các anh đã “ngửi trời”! Có một tiếng cười, thú vị mà tinh nghịch của người lính hào hoa Hà Nội khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất. Không phải súng chạm trời mà là súng ngửi trời.Khẩu súng được nhân hóa như con người (chính là các anh đó thôi!) đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh, tinh nghịch, nhưng không kém hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên đánh giặc ở miền Tây. Câu trên nặng nhọc, gấp gáp; câu dưới nhẹ nhàng, thơ mộng trong sự tự hào của người chiến thắng. Ta hiểu đây không chỉ là đinh cao của thiên nhiên mặt đất mà chính là đỉnh cao trong sự chiến thắng của tinh thần, nghị lực người chiến sĩ.
Cái độ cao ấy chắc chắn đã thành ấn tượng trong nỗi nhớ của Quang Dũng đối với chiên trường miền Tây đến mức nhà thơ phải nhắc đến hai lần trong một khổ thơ ngắn. Và lần thứ hai lại là một sáng tạo đặc sắc của thơ Quang Dũng:
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi..
Câu thơ gấp khúc như bị ngắt làm hai Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống diễn tả rõ con đường hành quân lên rất cao rồi lại xuống rất sâu trên những vách núi dựng đứng của chiến trường Tây Tiến. Nếu câu trên được dùng nhiều thanh trắc, đặc biệt ở cuối câu thơ {ngàn thước xuống) tạo nên sự khúc khuỷu, gập ghềnh, cheo leo, vất vả thì câu dưới lại dung toàn thanh bằng, hầu hết là thanh không dấu khiến câu thơ êm ả như một sợi khói nhẹ nhàng đang bay lên trời: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Sự đối lập của thanh điệu, nhịp điệu câu thơ đem đến sự đối lập của cảnh và tình trong hai câu thơ và đấy chính là nét tài hoa cùa thi sĩ.
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
19/08/2018 19:51:23
ad xóa hộ em câu b
b, Chính vì vẻ đẹp của thiên đường trên mặt đất đã làm cho Xuân Diệu phát hiện ra một sự mới mẻ và hết sức táo bạo: ” tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Vẻ đẹp của mùa xuân được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả sự nồng nàn, tình tứ, quyến rủ, đắm say, hạnh phúc. Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời được Xuân Diệu nếm từng chút một, khiến những hình ảnh ấy càng trở nên đẹp lạ kì, như đang hiện ra trước mắt người đọc , làm cho cuộc sống luôn rộn ràng, xục sôi , mãnh liệt.
d, Những câu thơ được trích trg bài dừa ơi của nhà thơ Lê Anh Xuân. Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa :dừa vẫn đứng hiên ngang , lá xanh dịu dàng đã thể hiện tinh thần bất khuất , kiên cường kiên trung gan góc của dừa hay cũng chính là những con người miền nam. Khi đối mặt với kẻ thù họ anh dũng kiên cường, trở về đời thường họ dịu dàng nồng thắm. Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng kết hợp nhân hóa và so sánh. Hình ảnh rễ dừa bám sâu vào lòng đất như dân làng bám chặt lấy quê hương. Hình ảnh rễ dừa bám sâu vào lòng đất giống như con người miền nam bám trụ để bảo vệ quê hương . Dù kẻ thù đưa đến bao bom đạn có thể triệt phá thôn xóm bản làng thì con người vẫn thủy chung , kiên cường , kiến trình báo về quê hương . Ca ngợi hình ảnh cây dừa cũng chính là ca ngợi con người miền nam.
1
2
Quỳnh Anh Đỗ
20/08/2018 10:10:27
a)
Qua bài thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện nỗi nhớ da diết, cồn cào, khắc khoải cùng sự thủy chung tha thiết của nhà thơ. Điều đó được thể hiện trực tiếp qua đoạn thơ năm ở phần giữa bài : “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức” Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng cùng những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp vừa tha thiết sôi nổi của một người phụ nữ khao khát yêu đường. Song hành, đồng hiện với hình tượng sóng là hình tượng em – cái tôi trữ tình của tác giả . Hai hình tượng đã đan cài hoa quyện vào nhau, khi chia tách để soi chiếu cho nhau, khi đồng điệu cộng hưởng mềm mại .Xuyên suốt tác phẩm hai hình tượng này cùng nhau diễn tả một cách mãnh liệt, thấm thía khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn trào dâng trong lòng nữ thi sĩ. Hình tượng sóng với những âm điệu nhịp nhàng dào dạt đã cộng hưởng với nhịp sóng lòng của nữ thi sinh trong một tình yêu không bao giờ yên định. Mọi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đều tìm thấy sự tương đồng với những con sóng ngoài khơi xa. Mở đầu bài thơ tác giả đã nêu lên những suy nghĩ, nhận định của mình về đặc tình, quy luật và nguồn gốc của tình yêu: Tình yêu cũng giống như sóng, cũng “dữ dội” và dịu êm. Ồn ào và lặng lẽ” . Tình yêu và khát vọng tình yêu tồn tại muôn đời như một quy luật của tự nhiên. Còn nguồn gốc của tình yêu là một hiện tượng tự nhiên. “Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Từ những câu thơ chứa đựng những băn khoăn tương chứng như có vẻ bất lực ấy, ý thơ bỗng bừng sáng, nhà thơ chợt khám phá ra một điều thật giản dị những lại vô cùng sâu sắc. Thì ra, đại dương không bao giờ được yên bình, êm ả bởi nó luôn mang trong mình hai con sóng:“Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nước” Biển có những con sóng “dưới lòng sâu” và “trên mặt nước”, có khi những con sóng trên bề mặt lặng lẽ những những con sóng dưới lòng sâu lại ồn ào. Những gì lạ lung và khó hiểu của sóng cũng chính là những điều khó hiểu ở em. Khi nhắc đến hai con sóng để biểu thị cho tình yêu thì lời thơ lại mở ra một liện tưởng khác : “em” khi yêu đá sánh tình yêu của mình với biển bở người phụ nữ khi yeey có cả một đại dương tình cảm, biển cũng như em đã không thể nào yên vì có “anh” Chính những con sóng này là nhịp đập, là trái tim, là yếu tố làm nên sức sống của biển cả bởi song chẳng bao giờ yên nghỉ, chẳng bao giờ ngừng vỗ. Về điều này Xuân QUỳnh đã có một cách lý giải thật bất ngờ, thú vị: “Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được” Những con sóng “ngày đêm không ngủ được cứ dào dạt triền mien cứ cồn cào da diết bao trùm lên không gian, thời gian là tại bởi nỗi nhớ, tại bở sóng nhớ bờ. Thực ra, mọi con sóng đều có bến bờ của nó và dù còn xa bờ bao nhiêu thì sóng vẫn hướng tơi bờ với một niềm khao khát thương nhớ không nguôi. Sóng “nhớ bờ” là một quy luật vĩnh cữu – quy luật của muôn đời, của tự nhiên và ở đây nỗi nhớ ấy của sóng đã được xem là một trong những cung bậc, một trong những giai điệu của tình yêu. Nhưng nói thế dường như còn chưa đủ, chưa thỏa, chưa diên tả hết được sự mãnh liệt, trào dâng của nỗi nhớ. Và nhà thơ- người con gái đang yêu có lẽ cũng không cần phải giấu giếm những tình cảm chân thành của lòng mình cho nên một lần nữa nỗi nhớ lại được thể hiện ra một cách trực tiếp ở hai câu thơ:“Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” Nỗi nhớ ở đây rõ ràng là luôn luôn thường trực trong lòng và nó tồn tại không chỉ trong ý thức mà còn ăn sâu vào trong tâm thức, xâm nhập cả vào giấc mớ của người ocn gái đang yêu. Đối với một người con giá nói như vậy quả là táo bạo nhưng lại rất chân thật. Có lẽ phải nói như thế mới thỏa nỗi nhớ nhung. Mới bày tỏ hết cái khát vọng tình yêu trong sáng, thủy chung trọng vẹn của mình với người mình yêu. Bởi một lẽ đơn giản là có yêu mãnh liệt, chân thành, đằm thắm thì người ta mới nhớ, nhớ là bởi vì yêu. Điều này đã được đúc kết trong cao dao. Từ những phát hiện mới mẻ về sóng nhà thơ liên tưởng đến nhịp đập của sự rung cảm của trái tim người phụ nữ đang yêu, rồi bất chợt hiểu ra lòng mình. Câu thơ diễn tả rất hàm xúc cái tâm lý của người phụ nữ khi yêu bằng một cách nói cường điệu có vẻ phi lý nhưng kỳ thực lại rất thật, rất dễ tin. Bởi khi yêu ai chả lo toan, chắt chiu hạnh phúc cho của mình. Người ta lo âu, phập phồng thao thức chờ đợi được tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn…Bấy nhiêu lo toan khiến người con gái “cả trong mơ còn thức”. Những ai biết trân trọng tình yêu , yêu chân thành sẽ đều cảm thông, chia sẻ được điều đó. Câu thơ đã nói họ mọi người tình cảm sâu kín nhất trong lòng. Đoạn thơ đúng là một đoạn đặc sắc nhất trong toàn bài Sóng. Nó đã thể hiện được nỗi nhớ da diết, sâu thẳm trong thời gian và mênh mang trong không gian.
1
1
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
20/08/2018 10:24:11
c) Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
​Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn bước lên cao, ngàn bước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Dốc lên thì “khúc khuỷu” gập ghềnh, dốc xuống thì “thăm thẳm” như dẫn đến vực sâu. Các từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đặc tả gian khổ, gian truân của nẻo đường hành quân chiến đấu: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời!”. Đỉnh núi mù sương cao vút. Mũi súng của người chiến binh được nhân hóa tạo nên một hình ảnh: “súng ngửi trời” giàu chất thơ, mang vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn, cho ta nhiều thi vị. Nó khẳng định chí khí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao mà đi tới “Khó khăn nào cũng vượt qua – Kẻ thù nào cũng đánh thắng!”. Thiên nhiên núi đèo xuất hiện như để thử thách lòng người: “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt. Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối: “Ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống”, hình tượng thơ cân xứng hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ được đặc tả, thể hiện một ngòi bút đầy chất hào khí của nhà thơ – chiến sĩ. Có cảnh đoàn quân đi trong mưa: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ được dệt bằng những thanh bằng liên tiếp, gợi tả, sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và yêu thương, nơi mà các anh sẽ đến, đem xương máu và lòng dũng cảm để bảo vệ và giữ gìn.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
20/08/2018 12:00:41
d) Vẫn như xưa vườn dừa quê nội
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương biết mấy oán hờn
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư