“Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài”: văn học là tấm gương của đời sống. Tác phẩm văn học phải có tính chân thật, phải là “lát cắt của đời sống” (Nguyễn Minh Châu), là “tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao). Nhà văn phải đưa được những vấn đề nóng hổi của cuốc ống vào trong những trang viết của mình.
- “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa:..mang được sự thật tâm tình của con người”: nhà văn phải là người cảm thông sâu sắc với những vui buồn của con người, của đồng loại, của nhân dân mình, phải “đau đớn lòng” trước “những điều trông thấy”, phải khóc, phải cười, phải run lên, phải vã mồ hôi cùng tác phẩm. Tác phẩm nghệ thuật phải là sự tái hiện đời sống tươi nguyên qua lăng kính tình cảm của người nghệ sĩ.
=> Không có chất liệu đời sống thì không có gì để làm nên nội dung và giá trị của tác phẩm. Nhưng sự việc đời sống mà không âm vang vào tâm hồn , không lay động sâu xa người nghệ sĩ thì không hóa thân thành cái đẹp của nghệ thuật. Do đó muốn tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thật sự có giá trị thì yêu cầu đầu tiên đặt ra cho người nghệ sĩ là “sống đã rồi hãy viết” (Nam Cao)
2. Phân tích, chứng minh
Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ mù, người hát rong của nhân dân đã để lại những kiệt tác bất hủ bám rễ sâu xa trong lòng người đọc. Ở cụ, có sự thống nhất hoàn toàn giữa sống và viết, giữa nhà văn và tác phẩm.
a. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một nhân cách sáng ngời. Trải qua bao nhiêu bất hạnh cụ vẫn vượt qua, không chịu buông xuôi, vừa dạy học, làm thuốc, viết thơ, bàn mưu tính kế giúp quân khởi nghĩa, đại cuộc không thành giữ nguyên khí phách tiết tháo, bất hợp tác với kẻ thù.
b. Tác phẩm: Trong đời sống cũng như trong thơ ca, Nguyễn Đình Chiểu đã gánh trọn tấn bi kịch của quê hương, đất nước. Mỗi vần thơ cụ viết ra “như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nhức nhối nỗi đâu vì nạn nước nạn dân”
“Nói ra thì nước mắt trào,
Tấm lòng ưu thế biết bao giờ rồi”
(Ngư tiều y thuật vấn đáp)
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược: nội dung chính trong thơ văn cụ là tinh thần ngợi ca đạo lí làm người theo quan niệm của nhân dân(Truyện Lục Vân Tiên)
- Sau khi thực dân Pháp xâm lược: từ trữ tình đạo đức văn chương cụ Đồ chuyển sang nội dung trữ tình yêu nước. Tiếng súng giặc vang rền trên đất nước quê hương, những vần thơ yêu nước chống Pháp của cụ cất lên sang sảng.
+ Bám lấy hiện thực và nhiệm vụ “tải đạo” của văn chương, cụ viết về thảm cảnh chạy giặc, về nỗi bất hạnh nước mất nhà tan của những người dân “cui cút làm ăn” bằng tất cả sự thông cảm, xót xa (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
+ Sống gần gũi, cảm thông sâu sắc với nghĩa quân, với nhân dân, cụ thấy cần phơi bày sự thật và biểu dương lòng dũng cảm, yêu nước của họ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh) và những người “anh hùng thà thác chẳng đầu Tây” như Trương Định, Phan Tòng (Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế Trương Định).
3. Bình luận: Khẳng định tính đúng đắn của nhận định và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu “càng nhìn càng thấy sáng”.
III. Kết bài:
- Khẳng định câu “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người” là đúng, thông qua tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?