THUỐC TIÊN
Ông nội mất. Bà nội buồn hẳn đi, già hẳn đi. Tối tối, để giải khuây, bà hay gọi hai chị em Quỳnh An, Quỳnh Chi ra trải chiếu ở góc sân, dưới vòm hoa sứ trắng muốt, nghe bà kể chuyện xưa. Đêm trăng sáng, tóc bà nội trắng phơ phơ. Những bông sứ rơi rụng quanh chỗ ba bà cháu ngồi cũng trắng như màu tóc ấy. Những câu chuyện thần tiên bà kể như được ướp trong hương sứ trắng lung linh, lung linh…
Rồi những đêm như thế thưa dần, thưa dần. Hình như bà nội sắp hết chuyện để kể cho hai chị em? Cũng có thể vì dạo này bà đau ốm luôn, chẳng ngồi lâu được nữa. Hai chị em cũng dần dần ít để ý đến những bông sứ trắng. Mùi hương của nó quen quá, quen như mùi quết trầu của nội, nhiều lúc chẳng nhớ ra. Vả lại, ở lớp có nhiều chuyện vui hơn. Hàng ngày, đi học về, hai đứa tranh nhau kể cho mẹ nghe. Cây sứ gần như bị quên lửng. Nó chỉ còn được hai chị em nhớ tới lúc cầm chổi quét sân. Mùa hoa đến, góc sân lớp lớp hoa sứ rụng, quét hoài cũng chán, có hôm còn phát… bực mình. Nhưng, cây sứ như chẳng hay biết. Những bông hoa trắng vẫn rơi, vẫn rụng khi không níu nổi thân cành nữa.
Có một buổi sáng, thật lạ lùng, Quỳnh An, Quỳnh Chi dậy quét sân như thường lệ. Đang mùa hoa sứ mà chẳng thấy bông hoa nào rụng. Quỳnh An phát hiện điều này trước:
- Lạ nhỉ! Hay là mẹ đã dậy sớm, quét sân rồi?
Bé Quỳnh Chi ngơ ngác nhìn quanh. Ồ, thì ra những bông hoa sứ rụng trong đêm đã được ai gom vào tờb áo cũ ở góc sân đằng kia. Từ trong nhà, nội khập khiễng bước ra:
- Nội gom làm thuốc đó! Sợ hai đứa quét mất, nội dậy sớm gom trước.
- Hoa sứ làm thuốc gì hả nội? – Quỳnh An ngạc nhiên.
Nội thủng thẳng:
- Nhiều người mách, hoa sứ phơi khô, nấu nước uống, trị huyết áp cao tốt lắm. Nội làm thử. Chẳng may sáng nay dậy nhặt hoa, lỡ một bước, trẹo cả chân đây!
Nhìn cái chân tập tễnh của nội, Quỳnh Chi buột miệng:
- Khổ thân nội, sao không để hai đứa con nhặt cho?
- Thấy hai chị em ngủ ngon, nội tính gọi, lại thương…
Hai chị em lặng nhìn nhau, ra là thế!
Vừa quét sân, hai đứa vừa lầm rầm trò chuyện:
- Hoa sứ chữa bệnh huyết áp, nghe như… thuốc tiên ấy!
- Biết đâu chữa được cả bệnh đau lưng cho nội?
- Bệnh mất ngủ nữa chứ?
- Vậy thì tuyệt nhỉ!
Rồi chẳng biết hai đứa bàn nhau những gì sau đó. Trưa, đi học về, mỗi đứa đều lấy từ cặp sách ra một bọc ny lông toàn hoa sứ. Sứ trắng, sứ đỏ, thứ thơm ngát, thứ chẳng thơm tí nào…
- Ở đâu ra nhiều thế?– Nội cười rạng rỡ, hỏi.
- Ở sân trường tụi con đó nội! – Quỳnh Chi nói trước.
- Con có ghé cả sân chùa gần nhà cô giáo nhặt thêm cho nội nữa đấy.
Khóe mắt nhăn nheo của nội như giãn ra. Lấy một tờ báo lớn trải rộng, nội chọn từng bông, vừa chọn vừa giảng giải:
- Thứ này là sứ đỏ, không dùng được. Còn thứ này thì không thơm, không có nhụy vàng, cũng hỏng. Còn lại đúng là “nó” cả rồi! Thêm của nhà mình, nội gom được đây kia, tha hồ dùng…
Bất ngờ, nội giang hai cánh tay run run, ôm cả hai chị em vào lòng, nghẹ ngào:
- Nhưng mà hai cái “hoa” này mới đúng là “thuốc” của nội đây! Thuốc tiên cũng chả bằng…
Nội hôn tới tấp lên tóc, lên má. Hai chị em ngượng nghịu, nóng bừng cả mặt, năn nỉ mãi, nội mới chịu buông tay ra.
Đã lâu lắm rồi, cả hai mới nghe mùi quết trầu thơm thế, ấm nồng đến thế!
Câu 1; Xác định chủ đề của văn bản
Câu 2: nêu ý nghĩa nhan đề thuốc tiên
Câu 3:chỉ ra và nêu tác dụng của bptt so sánh trong những câu văn sau;
Đêm trăng sáng, tóc bà nội trắng phơ phơ. Những bông sứ rơi rụng quanh chỗ ba bà cháu ngồi cũng trắng như màu tóc ấy. Những câu chuyện thần tiên bà kể như được ướp trong hương sứ trắng lung linh, lung linh…
Câu 4: em có nhận xét gì về cách xây dưng cốt truyện ngắn " Thuốc Tiên''
Câu 5: Từ câu truyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chủ đề của văn bản "Thuốc tiên" là tình yêu thương gia đình.
Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đề "Thuốc Tiên"Ý nghĩa nhan đề "Thuốc Tiên" là sự tượng trưng cho những điều kỳ diệu và tình yêu thương. Dù không phải là một loại thuốc thần kỳ thật sự, hoa sứ được bà nội dùng để chữa bệnh là sự tưởng tượng, nâng niu và quan tâm đến bà của hai chị em Quỳnh An và Quỳnh Chi. Nhan đề này cũng thể hiện sự gắn kết và tình yêu thương giữa bà và cháu, làm cho những hành động bình dị trở nên kỳ diệu, như thuốc tiên chữa lành mọi vết thương, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu văn sauCâu văn 1: "Đêm trăng sáng, tóc bà nội trắng phơ phơ. Những bông sứ rơi rụng quanh chỗ ba bà cháu ngồi cũng trắng như màu tóc ấy."
Biện pháp tu từ: So sánh.
Tác dụng: Việc so sánh tóc bà với hoa sứ trắng làm nổi bật vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng của bà nội, đồng thời làm cho hình ảnh hoa sứ càng thêm gắn bó, gần gũi với cuộc sống của bà cháu. Cũng tạo ra một không gian thơ mộng, tinh tế, đầy tình cảm.
Câu văn 2: "Những câu chuyện thần tiên bà kể như được ướp trong hương sứ trắng lung linh, lung linh…"
Biện pháp tu từ: So sánh.
Tác dụng: So sánh những câu chuyện bà kể với hương sứ trắng lung linh thể hiện sự kỳ diệu và thiêng liêng trong những lời kể của bà. Nó làm cho không gian và những câu chuyện thêm phần huyền bí và đầy yêu thương.
Nhận xét về cách xây dựng cốt truyện:
Từ câu chuyện "Thuốc Tiên", em rút ra được bài học về lòng hiếu thảo và tình yêu thương gia đình. Câu chuyện nhắc nhở em về việc quan tâm đến những người thân yêu, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, dù đôi khi những hành động này có vẻ bình dị nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc. Ngoài ra, câu chuyện cũng dạy em biết trân trọng những giá trị đơn giản trong cuộc sống và không quên thể hiện tình cảm với những người thân yêu trong gia đình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |