Tóm tắt lại nội dung dưới đây theo gách đầu hàng từng ý
tóm tắt lại nội dung dưới đây theo gách đầu hàng từng ý
Người trung đại cảm nhận về một không gian tự nhiên là sự ổn định bất biến, xã hội
cũng ổn định, bất biển. Mọi sự đã có từ trước, do trời đất xếp đặt và cả thay đều tốt đẹp,
không cần phải thay đổi; sáng kiến cách tân là không nên, có khi nguy hiểm đưa đến quan
niệm xã hội sùng cổ, bảo thủ. Vì thế, trong văn chương người có tài chính là người thuộc
nhiều sách cổ tử lỗi học từ chương, suy nghĩ, diễn đạt bằng chữ nghĩa người xưa kiểu tầm
chương trích cú, họ hay dùng điển tích, điển cố để gửi gắm tâm ý của mình.
Đối với người trung đại, họ luôn ý thức xã hội mình đang sống là xã hội có đẳng
cấp, có trên có dưới có quý tộc và bình dân, có cao sang và đê hèn, có quân tử và tiểu
nhân... Tinh chất đẳng cấp ấy in đậm trong tư duy, ngay trong phạm vi gia tộc, trong
cộng đồng làng xã làm nên ý thức sáng tác luôn chủ động đạt đến sự cao quý, sự thanh
nhã
Xã hội trung đại chính là xã hội của chữ “Lễ” (tiên học lễ, hậuhọc văn). Từ
gia đình đến trường học, từ những sinh hoạt xã hội đời thường đến chốn quan
trường cung vua phủ chúa... đâu đâu cũng phải có kỷ cương phép tắc. Điều đó hướng
tới sự ổn định chính trị, là giáo dục sự phục tùng trật tự xã hội phong kiến, dưới danh
nghĩa lễ nhạc tạo ra sự hài hòa cho cuộc sống được êm đẹp. Ở góc độ chính trị, chữ Lễ
khép con người vào khuôn khổ, dạy cho con người sự an phận, phục tòng. Ở góc độ văn
hóa, nhất là văn hóa làng xã, gia tộc, chữ Lễ tạo ra những quy định khuôn phép chặt chẽ
mang tính đặc thù bên trong lũy tre làng.
Phương châm “khắckỷ phục lễ" nêu trên cũng ảnh hưởng từ Nho giáo Khổng
Mạnh. Con người sinh ra phải khuôn minh khép chặt vào mọi quy định phép tắc mà điều
khiển chi phối mọi hành vi mọi hoạt động của mình. Từ đó, góp phần xây dựng nên sự ổn
định của cộng đồng của tập thể, của xã hội. Phẩm gia con người được đó trước hết là ở
tiêu chí này đề ứng xử cho phù hợp với các mối quan hệ xã hội.
Ngoài ra, do những quy ước từ cuộc sống xã hội thời trung đại, cảm nhận của con
người thời đó trước tự nhiên đã làm này sinh phương thức sử dụng tính ước lệ, tượng
trung, sử dụng các ký hiệu trong cách nói, cách bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, từ đó tạo nền
các yếu tố quy phạm và bất quy phạm trong văn chương.
Mọi cách cảm nhận của con người trung đại trước thế giới, thiên nhiên xã hội được
phản ảnh vào trong văn học suốt thời kỳ trung đại. Qua các giai đoạn phát triển của nền
văn học ấy với những thăng trầm biến đổi và sự tác động trực tiếp của thời đại xã hội,
những cảm nhận nêu trên cũng có những diễn biển đậm nhạt nhất định nhưng cho dù thế
nào thì chúng vẫn phụ thuộc vào những quan niệm thẩm mỹ Việt Nam
0 Xem trả lời
55