Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế cư trú chủ yếu trên địa bàn các huyện A Lưới, Nam Đông một số ít sinh sống tại các thôn, bản của các huyện, thị, thành: Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang, Hương Trà và thành phố Huế. Quá trình hội nhập mọi mặt, nhất là kinh tế đã tạo ra nhiều thuận lợi và khó khăn nhất định.
Về mặt thuận lợi: Nhiều hộ gia đình vùng dân tộc đã phát triển kinh tế hộ chủ yếu là chăn nuôi kết hợp mô hình trồng rừng, chăn nuôi kết hợp với nuôi cá và trồng rừng…. chính vì vậy cuộc sống đồng bào ngày một khấm khá hơn, nhiều mô hình kinh tế tại vùng đã được vinh danh trong các hội nghị, trong các chương trình biểu dương cấp xã, huyện, tỉnh.
Qua nhiều chuyến về cơ sở, đặc biệt là chuyến khảo sát tận hộ vừa qua, chúng tôi đã phát hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mô hình tiêu biểu là của chị Nguyễn Thị Him ở xã Hồng Vân, ông Hồ Văn Chước, xã A Roàng, Hồ Văn Lai, xã Hồng Bắc; Hồ Thị Thuận, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới; mô hình của ông Lê Văn Đài xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà; mô hình của ông Nguyễn Văn Nuối, Lê Thị Na, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền Mô hình của ông Trần Xuân Hưng, Trần Xuân Bí, xã Hương Sơn huyện Nam Đông và nhiều mô hình khác. Có thể nói những mô hình này xứng đáng được vinh danh nhiều hơn, tạo điều kiện cho những gia đình khác trong xã, huyện tham quan học tập. Mỗi mô hình có những cách làm khác nhau, thể hiện niềm đam mê riêng đảm bảo tính mưu sinh cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho bà con và cho hàng xóm, như mô hình kinh tế phát triển kinh tế vườn, đồi; vườn rừng; ao chuồng; kinh doanh các mặt hàng truyền thống; buôn bán nhỏ kết hợp với chăn nuôi; hoặc mở dịch vụ mua bán các sản phẩm do chính người dân địa phương làm ra...Nổi lên là những mô hình trồng cao su kết hợp chăn nuôi bò, trồng cam, mô hình chăn nuôi heo lên đến hàng trăm con, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn và mở rộng mô hình, hàng năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
Ngày nay, với điều kiện đi lại, giao thông thuận lợi các tư thương có thể đến tận nhà, thậm chí đến tại vườn rừng để mua các sản phẩm của bà con với giá cả hợp lý. Chính điều này đã tạo động lực và thúc đẩy quá trình sản xuất của bà con ngày càng tăng.
Về mặt khó khăn: Việc tiếp cận công nghệ chăn nuôi và thông tin thị trường liên quan đến đầu ra, đầu vào sản phẩm làm ra của người dân chưa thường xuyên, thức thời, dẫn đến năng suất, chất lượng, giá thành hạn chế, không đảm bảo.
Việc phát triển kinh tế hộ mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết hộ, như mô hình chăn nuôi chủ yếu là nuôi tại nhà số lượng không nhiều, những mô hình chăn nuôi thường sử dụng thức ăn công nghiệp, ít tận dụng vườn để trồng rau, thiếu kiến thức trong việc hạch toán kinh tế, thiếu sự trao đổi kiến thức chăn nuôi giữa các hộ, chăn nuôi chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng tiến bộ khoa học trong việc phát triển từng mô hình cụ thể còn yếu. Đối với một số mô hình chăn nuôi hộ gia đình, thời gian nuôi dài dẫn đến hiệu qủa kinh tế chưa cao, thậm chí một số gia đình chăn nuôi chủ yếu là lấy công làm lời, sử dụng thời gian nhàn rỗi và thức ăn dư thừa hoặc từ hèm rượu đơn thuần.
Đường vào các khu rừng kinh tế, vườn cao su và một số mô hình chăn nuôi kết hợp với vườn rừng chưa được đầu tư xây dựng; khoảng cách từ nhà đến mô hình còn khá xa dẫn đến việc đi lại gặp nhiều khó khăn cũng như việc vận chuyển hàng hóa ra thị trường hoặc vận chuyển về nhà cũng khó khăn,...
Cuộc sống của người dân nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng ở vùng đồng bào dân tộ thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn; việc cưới hỏi, tang chế theo tập quán dân tộc vẫn còn nặng nề; việc tích lũy số tiền làm ra trong mùa thu hoạch cũng hạn chế dẫn đến việc đầu tư trở lại gặp khó khăn...
Tóm lại những mô hình kinh tế của các hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số muốn phát triển tốt tạo nguồn thu nhập ổn định, cần có hệ thống các chính sách ưu đãi, các cơ chế tác động đa chiều và phù hợp; các mô hình phải được các cơ quan chức năng vào cuộc, định hướng cho bà con nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa đầu vào - đầu ra, cách thức sản xuất, kinh doanh theo khoa học kỹ thuật và đặc biệt là ý thức thoát đói nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống của người trong