Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận khoảng 400 trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Viết bài văn nghị luận khoảng 400 trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
3 trả lời
Hỏi chi tiết
915
2
0
Vân Khanh
04/03/2023 10:46:50
+5đ tặng

Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều truyền thống quý báu, luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ người khác. Một trong những đức tính, truyền thống tốt đẹp mà ta phải nhắc đến đó chính là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Câu tục ngữ vô cùng đúng đắn và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Nguồn theo nghĩa đen được hiểu là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, còn ý nghĩa của nguồn trong câu tục ngữ này là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người chúng ta. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người được hưởng nền độc lập, những thành tựu bây giờ thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.

Biểu hiện của hành động uống nước nhớ nguồn của đồng bào ta được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên là việc chúng ta biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Bên cạnh đó là việc chúng ta cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau. Để tưởng nhớ những vị anh hùng, thế hệ đi trước, chúng ta có những hành động thiết thực để tưởng nhớ, khắc ghi công lao của họ như: tổ chức lễ hội, đặt tên các con đường theo tên vị anh hùng,… việc uống nước nhớ nguồn mang lại cho chúng ta ý nghĩa vô cùng to lớn: nó khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn. Bên cạnh đó, điều này còn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Việc uống nước nhớ nguồn cũng góp phần xây dựng cho con người những đức tính quý báu khác.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, chỉ việc hưởng thụ. Lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích.

Mỗi chúng ta đều có cội nguồn, có tổ tiên. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có hành động đền ơn đáp nghĩa, biết ơn tổ tiên của mình và phát triển bản thân mình mạnh mẽ hơn nữa, gây dựng tương lai tươi sáng cho bản thân và trở thành công dân tốt cho xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Thanh Trúc Nguyễn
04/03/2023 10:49:52
+4đ tặng
Tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc ta, là chiếc túi khôn chứa đựng nhiều bài học minh triết sâu sắc của người xưa. Từ đó, ta tìm thấy những kinh nghiệm sống thực tế và những bài học đạo đức giúp ta hoàn thiện nhân cách. Bác nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết ơn những người có công qua câu tục ngữ:
 
“Uống nước nhớ nguồn.”
 
Trước hết ta hiểu “nguồn” là nơi nước chảy, từ núi, từ rừng xuống suối, rồi ra sông, ra biển. Đây là loại nước tinh khiết nhất, mát lành nhất. Vì vậy, khi chúng ta uống nước để giải khát, chúng ta phải biết nghĩ nước đến từ đâu. Đằng sau đó, ông cha ta còn gửi gắm một bài học vô cùng ý nghĩa: biết ơn những người đã tạo thành quả cho ta trong cuộc sống.
 
Trong cuộc sống này, không có gì tự nhiên đến. Những gì chúng ta có được ngày nay phần lớn là do công lao của tổ tiên để lại. Để tạo nên thành tích đó, họ đã phải đổ mồ hôi, khóc lóc, thậm chí phải hy sinh biết bao điều quý giá. Trong khi đó, thế hệ sau như chúng tôi lại có thể tận hưởng mà không tốn công sức. Vì vậy, chúng ta phải biết ơn họ như một cách đền đáp một phần những gì họ đã bỏ ra.
 
Không chỉ vậy, lòng biết ơn còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta gắn bó với tổ tiên, tạo nên một thể thống nhất. Khi chúng ta biết ơn người đã tạo ra tác phẩm để chúng ta thưởng thức, chúng ta càng đánh giá cao sự đóng góp đó và sử dụng nó cho tốt. Khi đó, công sức mà các bậc tiền bối bỏ ra sẽ không uổng phí. Người biết sống tình nghĩa sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng. Ví như để có được cuộc sống hòa bình hôm nay phải mất biết bao hy sinh của những người lính. Các anh đã chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, đem lại ánh sáng tự do cho dân tộc ta, giúp dân tộc ta có cuộc sống độc lập, ấm no như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cần luôn ghi nhớ công ơn của họ để lấy đó làm động lực phấn đấu nhiều hơn nữa xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp xứng đáng với công sức của các bạn. Khi đó ta không thẹn với lòng.
 
Ngược lại, nếu sống không biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ, dần dần con người sẽ trở nên ích kỷ, thiếu trách nhiệm, bị mọi người chế giễu, nhạo báng, xa lánh và trở thành người thừa trong xã hội.
 
Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức mà mỗi người cần phải có, là đạo lý của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay. Trong kho tàng văn học dân gian, chưa một lần ông cha ta nhắc nhở chúng ta phải sống nhớ ơn. Vì vậy, chúng ta, những thế hệ mai sau cần kế thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó.
 
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã đưa ra lời khuyên sâu sắc cho mỗi chúng ta về lòng biết ơn trong cuộc sống. Nhưng ngày nay, vẫn còn những người thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và coi thường những gì mình có. Những kẻ này cần phải bị lên án nghiêm khắc. Mỗi chúng ta cần nhận thức rằng lòng biết ơn là phẩm chất tốt đẹp mà ai cũng phải có. Chúng ta cần hiểu rõ thành tích của người khác, ghi nhớ công lao của họ, trân trọng những thành quả đó và ra sức phát huy nó để không làm phí công sức của người khác.
 
Sau ngần ấy năm, câu tục ngữ vẫn đúng. Mỗi chúng ta cần tiếp thu những bài học mà tổ tiên đã dạy, sống và làm việc xứng đáng với truyền thống đạo lý của dân tộc.
 
 
4
0
Hạ Anh Tuấn
04/03/2023 10:53:50
+3đ tặng
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều truyền thống quý báu, luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ người khác. Một trong những đức tính, truyền thống tốt đẹp mà ta phải nhắc đến đó chính là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu tục ngữ vô cùng đúng đắn và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Nguồn theo nghĩa đen được hiểu là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, còn ý nghĩa của nguồn trong câu tục ngữ này là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người chúng ta. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người được hưởng nền độc lập, những thành tựu bây giờ thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.
Biểu hiện của hành động uống nước nhớ nguồn của đồng bào ta được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên là việc chúng ta biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Bên cạnh đó là việc chúng ta cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau. Để tưởng nhớ những vị anh hùng, thế hệ đi trước, chúng ta có những hành động thiết thực để tưởng nhớ, khắc ghi công lao của họ như: tổ chức lễ hội, đặt tên các con đường theo tên vị anh hùng,… việc uống nước nhớ nguồn mang lại cho chúng ta ý nghĩa vô cùng to lớn: nó khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn. Bên cạnh đó, điều này còn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Việc uống nước nhớ nguồn cũng góp phần xây dựng cho con người những đức tính quý báu khác.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, chỉ việc hưởng thụ. Lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích.
Mỗi chúng ta đều có cội nguồn, có tổ tiên. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có hành động đền ơn đáp nghĩa, biết ơn tổ tiên của mình và phát triển bản thân mình mạnh mẽ hơn nữa, gây dựng tương lai tươi sáng cho bản thân và trở thành công dân tốt cho xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo