Qua câu chuyện "Những hạt thóc giống", ông cha ta muốn khuyên con người cần phải có tính trung thực. Vậy liệu ngày nay tính trung thực có còn tồn tại trong cuộc sống hay không. Trước hết ta cần phải hiểu trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. ... Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Khi chúng ta trung thực chúng ta sẽ tạo dựng được niềm tin với mọi người từ đó giúp ta có nhiều bạn bè hơn và dễ dàng đến với thành công. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay không phải ai cũng có tính trung thực. Còn đâu đó những con người lươn lẹo, dối trá, chỉ chăm chăm đi lừa lọc người khác vì lợi ích của bản thân mình.. Những con người như thế sẽ không thể tồn tại lâu dài trong xã hội. Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.