Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu quá trình phát triển và đặc điểm của lăng Trương Định ở Tiền Giang

nêu quá trình phát triển và đặt điểm của lăng Trương Định ở Tiền Giang
1 trả lời
Hỏi chi tiết
45
1
0
gió
16/03/2023 22:16:19
+5đ tặng

Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Trước đây, ông theo cha vào Gia Định, sau về Gò Công (Tiền Giang) lập nghiệp, khai hoang, lập đồn điền.

Vào năm 1859, khi quân Pháp xâm chiếm Gia Định, tại Gò Công, ông đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược, lấy “Đám lá tối trời” tại Gia Thuận, Gò Công làm căn cứ và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, làm nức lòng quân dân và được suy tôn là “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.

Ngày 20/8/1864, bị nội ứng làm phản chỉ điểm, giặc Pháp đánh úp căn cứ “Đám lá tối trời”. Trong trận này, Trương Định sau khi anh dũng chiến đấu đến hơi tàn lực kiệt, đã tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay giặc, năm ấy ông tròn 44 tuổi.

Giặc Pháp mang thi hài Anh hùng dân tộc Trương Định về bêu tại chợ Thuận Ngãi (Gò Công), sau 3 ngày mới cho bà Trần Thị Sanh lãnh về chôn tạm trên đất họ Trần của bà. 10 năm sau (1873), bà Sanh làm đơn xin quan Chủ tỉnh cho bà xây lại mộ chồng. Lăng mộ xây đúng quy cách thời Nguyễn, có đối liễn, văn bia (chữ Nho) ca ngợi công tích Trương Định. Nhà cầm quyền Pháp biết, bèn ra lệnh đục bỏ hết chữ Nho và khuôn lăng bằng đá hoa cương.

Năm sau, bà Sanh lại làm đơn “xin quan lớn cho phép tôi làm cái mả lại cho ông Quản Định”. Bà kể rõ: “Năm Kỷ Dậu, tôi có làm vợ nhỏ của ông ấy 2 năm, nay vợ lớn của ông ấy đã trốn biệt, các con của ông ấy đã chết hết…”. Nhận đơn bà Sanh, viên Chủ tỉnh Gò Công đồng ý và trình lên Nha bản xứ vụ của Phủ Thống đốc Nam kỳ để xin chuẩn y. Nha này đồng ý nhưng “yêu cầu phải có biện pháp cần thiết để việc xây mộ không thể bị lợi dụng như là một cái cớ cho bất kỳ hành vi phiến động nào”.

Bà Sanh kêu thợ xây mộ cho người chồng quang vinh của mình bằng đá granit; vẫn cho khắc văn bia gắn lên mộ ca ngợi Trương Định: “… dòng dõi trâm anh, hành động anh hùng, quyết sống chết nơi sa trường, ngàn năm ngưỡng mộ…” và các bức hoành, trong đó có bức ghi: “Vạn cổ phương danh” (Tiếng thơm muôn thuở). Việc này, Nha Nội chính Pháp biết, liền ra lệnh đục bỏ hết các chữ Nho khắc trên lăng mộ Trương Định một lần nữa.Năm 1945, nhân dân trùng tu và bia được khắc lại “Đại Nam Thần Dõng, Đại Tướng Quân, Truy Tặng Ngũ Quân, Ngũ Quận Công, Trương Công Định Chi Mộ” và kế bên là dòng chữ nhỏ “Tốt Ư Giáp Tý, Thất Nguyệt Thập Bát Nhật” (tức chết ngày 20/8/1864) và một bên đề Trần Thị Sanh Lập thạch. Bia cuối mộ cũng có mái che trên bia khắc hai chữ “Trung Nghĩa”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo