Có 2 cách nối các vế trong câu ghép:
* Nối bằng những từ có tác dụng nối: Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.
* Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Ví dụ:
- Nối các vế trong câu ghép bằng những từ có tác dụng nối: quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ:
+ Những quan hệ từ thường được dùng là:và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,….
Mình đi siêu thị hay bạn đi ra chợ?
+ Những cặp quan hệ từ thường được dùng là:
++ vì… nên….; do…. nên….; nhờ….mà…. : Nhờ Minh giảng giải mà Lan đã giải xong bài toán đố.
++ nếu…thì…; giá….thì…; hễ….thì….: Giá Long chăm học hơn nữa thì kết quả đã không thấp thế này.
++ tuy….nhưng….; mặc dù….nhưng ….: Mặc dù trời mưa nhưng cuộc họp vẫn sẽ được tổ chức.
++ chẳng những…. mà……; không chỉ….. mà……: Chẳng những Tuấn lười học mà cậu ta còn hỗn láo nữa.
+ Những cặp từ hô ứng cũng thường được dùng:
++ vừa … đã; chưa … đã; mới… đã; vừa … vừa; càng … càng; đâu … đấy; nào … ấy; sao … vậy; bao nhiêu … bấy nhiêu: Trời càng mưa nhiều, đường càng lầy lội.
Nó học chăm học bao nhiêu thì em nó lại lười học bấy nhiêu.
- Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm:
+ Trong vườn, hoa lặng lẽ tỏa hương, những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời.
→ Hai vế “hoa lặng lẽ tỏa hương” và “những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời” được nối với nhau bằng dấu phẩy.
+ Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học.