Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao khi trời lạnh ta lại ốm, đau đầu?

vì sao khi trời lạnh ta lại ốm, đau đầu ?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
82
2
0
Mai Mai
21/03/2023 22:45:14
+5đ tặng

Các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất khí quyển bên ngoài giảm xuống, nó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa áp suất ở không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau đầu khó chịu.

Điều này cũng xảy ra tương tự khi bạn đang ở trên máy bay. Khi đó, áp suất sẽ thay đổi theo độ cao khi máy bay cất cánh, bạn có thể gặp phải hiện tượng ù tai hoặc đau tai do sự thay đổi đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vũ Đại Dương
21/03/2023 22:53:15
+4đ tặng

Khi trở lạnh dễ bị ốm bệnh, nhất là bệnh đường hô hấp bởi đó là do sự tác động của thời tiết vào cơ thể. Lạnh làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm sức đề kháng. Nhìn chung khả năng miễn dịch trong mùa lạnh sẽ giảm hơn vào mùa ấm, ngoại trừ trường hợp người ta dùng biện pháp lạnh để rèn luyện.
Mùa lạnh cũng là mùa bùng phát của nhiều vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như vi rút cúm, vi rút adeno (vi rút gây bệnh chủ yếu như: sốt viêm họng, viêm kết mạc mắt); vi khuẩn viêm phổi (phế cầu khuẩn); vi khuẩn màng não (não cầu khuẩn). Sự phát triển mạnh của những mầm bệnh này khiến cơ thể dễ ốm.
Đường hô hấp là cửa ngõ của cơ thể. Bao nhiêu mầm bệnh, bao nhiêu chất độc hại đường hô hấp đều hứng trọn hết. Chính vì vậy đường hô hấp dễ bị rắc rối nhất trong cơ thể. Đây cũng là hệ thống cơ quan chịu nhiều tác động của môi trường nên bệnh đường hô hấp trở nên rất phổ biến vào mùa lạnh.
Thêm vào đó, lớp tế bào biểu mô đường hô hấp khá nhạy cảm. Chúng rất dễ bị tổn thương khi niêm mạc mũi họng bị khô. Mùa lạnh, không khí trở nên hanh khô, tốc độ bay hơi nước ở bề mặt rất nhanh. Các tế bào này nhanh chóng bị khô bề mặt, tổn thương, tạo kẽ hở cho vi rút và vi khuẩn xâm nhập. Và do đó, bệnh hô hấp có tần suất mắc rất cao.
Giữ ấm như thế nào ?
Giữ ấm cơ thể khi chớm lạnh là biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh viêm mũi họng. Hãy mang theo khẩu trang che mũi miệng. Hãy quàng chiếc khăn đủ mỏng để tránh gió. Hạn chế cho bé dạo chơi khi trời trở gió. Nên hạn chế các cuộc picnic, tham quan ngoài trời cùng trẻ nhỏ vào ngày lạnh.
Phòng ngủ cần được giữ ấm. Hạn chế mở cửa sổ, mở cửa ô thoáng trong phòng bé ngủ nhưng vẫn nên mở cửa phòng trong nhà để không khí thông thoáng.
Trong các ngày trời trở gió, cần hạn chế tắm nắng dù có nắng bởi cơ thể bé sẽ không thích ứng được với nhiệt độ ngoài môi trường thất thường. Vitamin D do da tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, song việc tổng hợp cần có thời gian và cơ thể cũng hấp thu từ từ, còn viêm mũi họng thì có thể là hậu quả ngay sau đó. Trong trường hợp này, hại nhiều hơn lợi thu được. Chúng ta có thể bù vitamin D bổ sung qua thực phẩm như sữa, trứng, cá... thay vì cố cho bé tắm nắng 30 - 45 phút ngoài trời lạnh.
Vũ Đại Dương
chấm điểm nha
Thu Tran
me dai vai ban a !

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư