Câu 1. Chủ thể trữ tình trong đoạn trích: Nhân vật “tôi” (tác giả)
Câu 2. Đi xa, vào mỗi lúc chiều tối, nhân vật “tôi” nhớ tới góc bếp về khói quê nhà
Câu 3. Hình ảnh được tác giả miêu tả: mái nhà cũ màu nâu, ngọn cây hồng, mùi của hạt ngô còn sót lại trên những lõi ngô khô bị đốt cháy, mùi của gộc củi gỗ dẻ, mùi của tinh dầu vỏ cam, mùi của vỏ cây sẹ bị tước dùng thay lại, có cả mùi của lông chú mèo tam thể. Những chi tiết ấy thể hiện nỗi nhớ quê nhà của tác giả, nhớ hình ảnh mộc mạc, quen thuộc.
Câu 4. Điệp ngữ cụm từ: "mùi của..."
- Tác dụng: Khắc họa hình ảnh "mùi của khói" trở nên sinh động hơn, giúp người đọc hình dung được một cách rõ ràng hơn, tăng sức hấp dẫn cho câu văn.
Câu 5. Cách cảm nhận về khói cho thấy tác giả có tình cảm vô cùng sâu đậm với quê hương, từ chi tiết miêu tả những hình ảnh bình dị, thân thuộc khiến cho tác giả nhớ về quê hương nhiều hơn.
Câu 6.
Mỗi người chắc hẳn sẽ luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình, nơi gắn bó và có nhiều kỉ niệm đẹp ở đó. Quê hương - hai từ hiện lên rất đỗi yêu thương và thân thuộc bởi lẽ con người sẽ mãi nhớ đến nó với hình ảnh đẹp nhất. Còn với tôi, hình ảnh tôi nhớ và ghi mãi trong tim là hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát xanh mướt và yên bình. Khung cảnh đó trong tôi tuyệt vời lắm, đẹp đẽ và trong xanh lạ thường khiến bản thân tôi được sống trong bầu không khí mát mẻ và ấm áp. Cánh đồng nơi gắn bó biết bao kỉ niệm, những ngày nắng chói chang theo mẹ ra đồng lúa, sự chăm chỉ và tần tảo của mẹ trải dài trên cánh đồng, quê hương để lại trong tôi nhiều cảm xúc lẫn lộn, mỗi lần về quê là mỗi lần cảm xúc khác nhau, nhưng hình ảnh cánh đồng lúa sẽ mãi in dấu trong trái tim tôi.