Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

đường lối kháng chiến của ta năm 1946 ra sao

đường lối kháng chiến của ta năm 1946 ra sao?
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
73
0
0
Thầy Ông Nội dạy ...
30/03/2023 19:58:12
+5đ tặng

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được nêu ra trong:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Ngọc Gia Kì
30/03/2023 19:59:17
+4đ tặng

Đường lối kháng chiến tàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa trong:

– Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổn bí thư Trường Chinh.

– Toàn dân: cuộc kháng chiến do toàn dân tiến hành.

– Toàn diện: diễn ra không chỉ trên mặt trận quân sự mà trân cả mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

+ Chính trị: củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Kinh tế: xây dựng nền kinh tế kháng chiến trên nguyên tắc vừa kháng chiên vừa kiến quốc.

+ Văn hóa: xóa bỏ nền văn hóa ngu dân nô dịch, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới.

– Trường kì: kháng chiến lâu dài; phòng ngự, cầm cự, tổng phản công vì quân Pháp còn mạnh.

– Tự lực cánh sinh: Phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh tình thế bị động.

1
0
Yến Nguyễn
30/03/2023 20:00:21
+3đ tặng

Đường lối kháng chiến của Việt Nam trong giai đoạn 1946-1954 là đánh đổi đầy rẫy giữa khả năng của Việt Minh và sự chiếm ưu thế của quân Pháp. Đầu tiên, Việt Minh đã tập trung vào các chiến lược nhỏ hơn để giành chiến thắng và ngày càng tăng cường sức mạnh. Họ sử dụng chiến thuật bất ngờ và đánh đổi lợi thế của mình như địa hình và sự quen thuộc với vùng đất để gây tổn thất lớn đối với quân Pháp.

Sau đó, Việt Minh đã đưa ra một chiến lược rộng lớn hơn, với mục tiêu chính là chiếm lại thủ đô Hà Nội. Đây là một thử thách khó khăn vì quân Pháp có lợi thế về sức mạnh vũ trang và trang bị. Tuy nhiên, với sự thông minh và quyết tâm của người lính Việt Nam, Hà Nội đã được giải phóng vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, chấm dứt chiến tranh và mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam.

0
0
Hiền Hồ
30/03/2023 20:05:26
+2đ tặng
– Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

– Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

– Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.

– Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

– Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.

– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.


+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:

Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.

Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.

Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…

+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.

+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.




0
0
Nam Bảo
30/03/2023 20:06:02
+1đ tặng

1. Hoàn cảnh lịch sử:

Tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phổ Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội. Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía Pháp để giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán, thương lượng.

Trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, để cho chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô, ngày 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị đã cử phái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết quả. Hội nghị cho rằng, hành động của Pháp chứng tỏ chúng cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa. Khả năng hòa hoãn không còn. Hội nghị đã quyết định hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. 

Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước mình nên có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Trong khi đó, thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ gì có thể khắc phục được ngay.

Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.

2. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân:

Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn.

Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, Đảng đã nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc ta là thực dần Pháp xâm lược, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.

Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.

Ngày 19-10-1946, Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định “không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”‘, Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-1946), Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố ngay trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chi Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.

Xem thêm: Lịch sử là gì? Khái niệm về môn lịch sử và khoa học lịch sử?


3. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 45-54:

– Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.

– Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc tạ là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa, nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài”. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

– Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

– Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

– Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:

+ Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

+ Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy.

+ Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.

Xem thêm: Chiến lược việt nam hóa chiến tranh? Âm mưu của đế quốc Mỹ?

+ Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

+ Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù , biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống pharn động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.

Kháng chiến lâu dài (trường kỳ): Là để chống âm đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.

Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắ Đường lối kháng của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ.

4. Kết quả và ý nghĩa lịch sử:

* Kết quả của việc thực hiện đường lối

Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền năm cấp được củng cố. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới. 

Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh – pháo binh. Thắng lợi các chiến dịch Trung Du. Đường 18, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào…đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và cho cách mạng Lào…. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX .

Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với ta, ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: “lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng”.

* Ý nghĩa lịch sử

Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; đã làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực phân Pháp.

5. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm:

* Nguyên nhân thắng lợi:

– Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc; có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi 

– Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.

– Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; đồng thời có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.

* Bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.

Thứ tư, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo.

    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường
    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo
    ×
    Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
    Gửi câu hỏi
    ×